Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc bán hàng tạp hóa và xem xét xem liệu bạn cần phải đóng thuế khi kinh doanh loại hình này. Bán hàng tạp hóa là một hoạt động kinh doanh phổ biến và cần phải tuân thủ các quy định về thuế theo quy định của pháp luật. Chúng ta sẽ xem xét các loại thuế có thể áp dụng cho doanh nghiệp bán hàng tạp hóa, cách tính thuế, và quá trình đăng ký thuế khi cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về việc đóng thuế khi kinh doanh bán hàng tạp hóa và tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật trong việc quản lý doanh nghiệp của bạn.
Hàng tạp hóa là tổng hợp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như: thực phẩm khô, thực phẩm đã qua chế biến/ sơ chế, thức uống, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, hóa mỹ phẩm,… Thậm chí là một số loại đồ xây dựng như: đinh, ốc vít, sơn,…
Hiện nay có tới hơn 4000 sản phẩm tạp hóa khác nhau. Đa số chúng đều có giá thành hợp lý, tiện lợi, được bày bán tại các chợ, sạp bán hàng hay cửa hàng tạp hóa theo phương thức bán lẻ và thanh toán trực tiếp.
Về hình thức kinh doanh, buôn bán tạp hóa thông thường phù hợp nhất với hình thức hộ kinh doanh.
Theo đó, căn cứ Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
Hộ kinh doanh
Như vậy, bán tạp hóa dù quy mô nhỏ hay lớn đều không rơi vào các trường hợp không cần đăng ký hộ kinh doanh, nên khi mở cửa hàng tạp hóa phải đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bán tạp hóa nhỏ có cần đăng ký kinh doanh? Thủ tục đăng ký bán tạp hóa được thực hiện như thế nào và lệ phí là bao nhiêu?(Hình từ Internet)
Về thủ tục đăng ký bán tạp hóa, căn cứ quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
Đăng ký hộ kinh doanh
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Như vậy, cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, sẽ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mở bán tạp hóa để thực hiện thủ tục.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC:
Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
…
…
Như vây, lệ phí đăng kí kinh doanh tạp hóa hình thức hộ kinh doanh do địa phương quyết định. Tùy vào địa phương mà khoản lệ phí này là bao nhiêu và sẽ được quy định tại các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Thông thường lệ phí là 100.000 đồng.
Với bất cứ một hình thức kinh doanh nào đều phải có giấy phép kinh doanh. Vì thế, mở tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh. Và đương nhiên đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức cho Nhà nước để góp phần phát triển kinh tế. Trong đó, cửa hàng tạp hóa cũng không phải ngoại lệ.
Có như vậy thì cơ sở kinh doanh của bạn mới hợp pháp và được đảm bảo mọi quyền lợi nếu có bất cứ tranh chấp hay sự cố gì liên quan đến pháp luật xảy ra. Vì thế, bán hàng tạp hóa phải đóng thuế.
Có 3 loại thuế chính mà mỗi tiệm kinh doanh tạp hóa cần phải đóng. Các chủ cửa hàng tạp hóa cần chú ý phân biệt rõ được các loại thuế này và thời gian đóng đúng thời hạn.
Thuế môn bài
Đầu tiên khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa các bạn cần đóng thuế môn bài. Đây là một loại sắc thuế trực thu và thường được đánh vào giấy phép kinh doanh cửa hàng của các đơn vị doanh nghiệp và hộ cá thể.
Thuế môn bài là một loại chi phí cố định. Do đó, tất cả các cửa hàng tạp hóa kinh doanh cá thể đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Các cửa hàng đã đăng ký giấy phép kinh doanh nên cần phải nộp thuế theo quy định dựa trên doanh thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh.
Đây là loại thuế sẽ được thu hàng năm. Mức thuế sẽ được phân theo cấp bậc áp dụng tùy từng nước hoặc địa phương. Trong đó, chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí sau:
Thuế giá trị gia tăng
Nếu bạn muốn biết, bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không thì có thể căn cứ theo “Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng”. Trong đó có giải thích thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
VAT được áp dụng trên mọi lĩnh vực kinh doanh như là một phần của đơn giá của mỗi mặt hàng bán ra phải chịu thuế mà người ta đã thực hiện. Chính vì thế, khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa các bạn cần đóng thuế giá trị gia tăng.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Theo đó, thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.
Mà cửa hàng tạp hóa thì không thuộc hai đối tượng trên nên bắt buộc chủ cửa hàng cần đóng thuế thu nhập cá nhân.
Các mức thuế môn bài
Đối với các cửa hàng tạp hóa thì nộp thuế môn bài căn cứ trên mức thu nhập bình quân hàng tháng. Cách tính thuế tạp hóa môn bài như sau:
Từ đó, chủ cửa hàng tạp hóa chỉ cần căn cứ vào doanh thu bán hàng hàng tháng của cửa hàng là có thể tính được thuế môn bài cần nộp.
Cách tính thuế giá trị gia tăng ở tiệm tạp hóa
Đối với thuế giá trị gia tăng có 2 cách tính là tính theo phần trăm trên doanh thu (nếu cửa hàng có sử dụng hóa đơn) và theo phương pháp khoán.
Các cửa hàng tạp hóa thường hay nộp thuế theo phương pháp khoán. Theo phương pháp này, cán bộ thuế quản lý trực tiếp trên địa bàn có cửa hàng sẽ làm việc với chủ cửa hàng về mức thuế khoán, bạn hãy làm việc với cán bộ thuế này để ra mức thuế phù hợp nhất với cửa hàng của bạn.
Đối với cửa hàng có doanh thu dưới 100 triệu/ năm thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Còn với thuế thu nhập cá nhân thì cửa hàng kinh doanh có hóa đơn, chứng từ và hạch toán theo luật thuế sẽ tính theo thông tư 111/tt-btc 2013 về hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân.
Với cửa hàng tạp hóa chưa thực hiện đúng pháp luật kế toán về hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí thì số thuế phải nộp sẽ tính theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định nhân với doanh thu khoán trong kỳ tính thuế. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định sẽ tùy theo từng mặt hàng kinh doanh, tỷ lệ này sẽ dao động từ 7% đến 30%.
Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội