Khách hàng: Xin chào Luật sư. Tôi là Thiên, một bạn đọc của Luật Thái Dương FDI Hà Nội. Tôi đã và đang theo dõi những bài viết có kiến thức pháp lý của bên mình. Tôi thấy rất biết ơn vì đã biết được một trang kiến thức bổ ích, giúp tôi nâng cao kiến thức cũng như trình độ hiểu biết của mình về pháp luật. Hôm nay tôi có một vài vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn. Đó là các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự. Theo tôi được biết thì bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự là một loại chế tài. Vậy thì liệu khi mình làm hợp đồng có cần ghi điều khoản bồi thường thiệt hại vào không ạ? Và khi nào thì phải bồi thường thiệt hại cũng như căn cứ làm phát sinh là gì? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật Thái Dương : Xin chào bạn Thiên! Rất cảm ơn bạn Thiên đã gửi câu hỏi đến để đội ngũ Luật Sư tư vấn. Sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự nhé!
Bộ luật dân sự 2015
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Đây là một chế tài trong dân sự. Bồi thường thiệt hại gồm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm pháp lý phát sinh từ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó một bên chủ thể là một hoặc nhiều người phải làm hoặc không được làm một hoặc một số công việc nhất định vì lợi ích của chủ thể bên kia. Bên phải làm hoặc không được làm những công việc được gọi là người có nghĩa vụ. Bên được hưởng lợi ích có quyền yêu cầu bên kia thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc vì quyền lợi của mình được gọi là người có quyền.
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thường thì là thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, gồm:
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Hợp đồng dân sự: nghĩa vụ dân sự phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp đồng dân sự. Ví dụ, hai bên giao kết một hợp đồng mua bán tài sản thì tại thời điểm hợp đồng đó được coi là có hiệu lực, pháp luật sẽ làm hình thành giữa hai bên có nghĩa vụ giao vật, trả tiền… Tuy nhiên, hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ nếu là một hợp đồng có hiệu lực(các bên giao kết hợp đồng phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật quy định đối với một hợp đồng).
Hành vi pháp lý đơn phương: là hành vi thể hiện ý chí của một chủ thể nhằm qua đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là một loại giao dịch dân sự trong đó có sự biểu hiện ý chí đơn phương của một bên.
Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: Người chiếm hữu, sử dụng tài sản không đúng pháp luật thì sẽ làm phát sinh nghĩa vụ phải trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật: Khi một người thực hiện hành vi trái pháp luật xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác sẽ làm phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó những người có hành vi nói trên phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia . Nghĩa vụ này còn được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thực hiện công việc không có ủy quyền: Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người khác khi người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối. Việc thực hiện công việc không có ủy quyền làm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa người thực hiện công việc và người được thực hiện công việc, trong đó người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lí mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đông thời phải trả thù lao cho người thực hiện công việc. Nếu một người thực hiện một công việc vì lợi ích của người khác nhưng công việc đó không phù hợp với mong muốn của người được thực hiện công việc sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán, trả thù lao ở người được thực hiện công việc.
Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội