Không biết tôi dùng thẻ bảo hiểm y tế của anh song sinh để đi khám bệnh có bị phạt hay không?. Vì tháng trước tôi bị đau tai nhưng lại không tham gia bảo hiểm y tế. Để tiết kiệm tiền, người anh song sinh của tôi đã cho tôi mượn tạm vì chúng tôi khá giống nhau. Mong được tư vấn ạ!
Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) thì sau đây là các mức được hưởng bảo hiểm y tế:
– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế 2008. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
– 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế 2008;
– 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
– Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Như vậy, trong một số trường hợp, bạn có thể được hưởng mức bảo hiểm lên đến 100% chi phí khám chữa bệnh.
Tại Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về 6 hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, cụ thể:
Căn cứ Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh đề cập tới các mức phạt đối với hành vi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác để đi khám bệnh, cụ thể:
“Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định:
“Điều 20. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
…
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gian lận bảo hiểm y tế thì:
“Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế
b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc lấy thẻ bảo hiểm y tế của anh trai sinh đôi để đi khám chữa bệnh là vi phạm pháp luật. Bạn có thể bị phạt hành chính lên đến 5 triệu đồng và buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng hơn, bạn có thể đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù. Đồng thời, bạn còn có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định lên đến 05 năm, buộc phải hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thủ của quỹ bảo hiểm y tế và bị thu hồi lại thẻ bảo hiểm y tế.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội