CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Dân sự & Hợp đồng – Những sai lầm khiến bạn mất trắng

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự

  • cal 03/11/2023

Tố tụng dân sự là một trong những biện pháp pháp lý mà người dân có thể lựa chọn để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với hệ thống pháp luật minh bạch, việc khởi kiện ra Tòa án không còn là điều đáng xấu hổ, mà là giải pháp hợp lý, hữu hiệu nhất để giải quyết mọi vấn đề trong mọi trường hợp tranh chấp.

Người dân được pháp luật bảo vệ bằng hệ thống luật pháp nghiêm minh. Quan niệm của xã hội tiến bộ ngày nay là “đúng sai sẽ có pháp luật phân xử”. Nhận thức và sự tin cậy của người dân về quyền và sự bảo vệ quyền được thể hiện rõ qua ý thức tôn trọng pháp luật và chủ động sử dụng pháp luật trong các hoạt động xã hội, đặc biệt là trong các tranh chấp khi quyền lợi bị xâm phạm.

Tố tụng dân sự là gì?

Tố tụng dân sự là một trong những ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định những nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.

Tố tụng dân sự được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và thi hành án dân sự.

 Tố tụng dân sự bao gồm những hoạt động pháp lý của các cơ quan tố tụng, người tham gia tố tụng nhằm xác định và giải quyết các tranh chấp dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là gì?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hòa giải là một nguyên tắc cơ bản và đặc trưng của tố tụng dân sự. Hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa giúp giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa các đương sự, vừa giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và công dân.

Hòa giải trong tố tụng dân sự là một phương pháp giải quyết tranh chấp mà các bên liên quan tự nguyện thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết vấn đề trước khi đưa vụ việc ra xét xử trước Tòa án.

Đây cũng là nguyên tắc xác định trách nhiệm của Tòa án được ghi nhận tại Điều 10 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

Theo đó, trách nhiệm của Tòa án là hòa giải vụ việc dân sự và tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự trên cơ sở tự nguyện. Tự nguyện tham gia hòa giải, tự nguyện thỏa thuận nội dung nếu nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

Tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mọi công dân. Hiểu rõ trình tự thủ tục và chấp hành đúng pháp luật là trách nhiệm của mỗi người dân, góp phần hoàn thiện trật tự xã hội, xây dựng xã hội tốt đẹp.

 

Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan