Bài viết này sẽ đề cập đến một loạt các vấn đề pháp lý mà người ta thường gặp phải khi liên quan đến việc làm giả giấy chứng nhận, một hành vi phạm pháp nghiêm trọng trong nhiều quốc gia. Chúng ta sẽ khám phá cụ thể về quá trình xác định và đối phó với việc làm giả giấy chứng nhận, cũng như những hậu quả pháp lý và trách nhiệm của người thực hiện hành vi này.
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì sổ đỏ được quy định là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Sử dụng con dấu, cung cấp dịch vụ liên quan đến đất đai là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Nhưng hiện nay xuất hiện ngày nhiều cơ sở, tổ chức, cá nhân, văn phòng cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ giả ngang nhiên quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Việc làm giả sổ đỏ là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Các hình thức và mức xử phạt đối với hành làm giả sổ đỏ được pháp luật quy định cụ thể như sau:
– Việc làm sổ đỏ giả bị phạt hành chính
Bên cạnh đó, vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất tại Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP còn quy định:
Ngoài ra, người vi phạm sẽ bị hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện theo quy định.
– Làm giả sổ đỏ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Làm giả sổ đỏ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu hành vi làm giả sổ đỏ thuộc vào các trường hợp phạm tội sau đây:
Theo Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 nếu người nào làm giả sổ đỏ để thực hiện thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thì tuỳ theo mức độ hành vi, giá trị tài sản lừa đảo chiếm đoạt thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt từ 3 năm cho đến chung thân.
Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các con dấu, giấy tờ đó nhưng tạo ra các con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác bằng việc khắc, in, vẽ, đúc… hoặc các kỹ thuật khác để làm giả con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức và cuối cùng sử dụng con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ giả đó để thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…). Hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của một cơ quan Nhà nước, tổ chức nhất định.
Người nào có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị phạt hành chính hoặc bị phạt tù từ 2 cho đến 7 năm tuỳ theo mức độ vi phạm theo quy định pháp luật.
Do vậy bất kì hành vi làm giả sổ đỏ nào gây ảnh hưởng xấu đến anh ninh, trật tự, an toàn xã hội đều sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi làm giả sổ đỏ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nội dung trên đây đã đưa ra những hậu quả pháp lí được áp dụng đối với từng trường hợp vi phạm pháp luật về làm giả sổ đỏ. Nếu muốn trao đổi thêm về thông tin chi tiết của vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật Thái Dương FDI.
Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội