Tôi có đất rừng sản xuất, diện tích thực tế lớn hơn ghi trong hồ sơ nhưng đã sử dụng ổn định từ lâu. Bây giờ có người đến chiếm phần đất không được ghi nhận trong hồ sơ của tôi. Họ làm đơn tố cáo tôi chiếm đất và yêu cầu UBND xã can thiệp, buộc tôi phải phá bỏ lán trại, khôi phục lại hiện trạng. UBND xã đã lập biên bản để xác định hiện trạng, sự việc cần giải quyết. Quá trình xử lý gặp khó khăn: B và một số người không nhận đã chiếm đất, không chịu làm việc; Không thể xác định được đối tượng có đất bị chiếm. Vì nơi sử dụng đất có thể nằm ngoài diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi. Xử lý vấn đề này thế nào cho đúng pháp luật? Chưa đủ căn cứ xác định đối tượng vi phạm hành chính thì xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Xử lý hậu quả vi phạm hành chính như thế nào?
Về vấn đề của bạn, trong tình huống bạn đưa ra, có hai vấn đề phát sinh. Thứ nhất là giải quyết tố cáo và thứ hai là xử phạt vi phạm hành chính.
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 28 Luật Tố cáo năm 2018, trong đó quy định trình tự giải quyết như sau:
Thủ tục giải quyết khiếu nại
Theo đó, sau khi xác minh nội dung tố cáo sẽ đến bước kết luận nội dung tố cáo. Nếu cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết tố cáo không có đủ cơ sở để xác minh việc tố cáo là đúng hay sai và người tố cáo không cung cấp (không hợp tác) cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì bạn không thể bị kết luận rằng bạn đã vi phạm pháp luật.
– Lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính:
Tương tự như vấn đề xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020:
“…1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này…”
Vì vậy, bạn chỉ bị lập biên bản xử phạm vi phạm hành chính khi cơ quan có thẩm quyền phải phát hiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, để xử phạt còn phải kiểm tra tình tiết vụ việc vi phạm hành chính.
Như thông tin bạn nêu, ở đây chưa có cơ sở xác định có vi phạm hành chính hay không nên không thể lập biên bản hoặc xử phạt.
Tranh chấp đất đai (Hình internet)
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như sau tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013:
“Hòa giải tranh chấp đất đai
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Trường hợp của bạn thực chất là tranh chấp đất đai. Bạn có thể liên hệ hòa giải với UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất đang tranh chấp trước. Sau đó nếu không hòa giải được thì tranh chấp có thể giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau tại Điều 203 Luật Đất đai 2013:
“Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
+ Gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
+ Khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội