CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ KHÁC

Công chứng là gì? Quy định hiện hành về công chứng

  • cal 23/09/2022

 

Hiện nay, việc công chứng các giấy tờ, hồ sơ có vai trò rất quan trong trong việc thực hiện các giao dịch về dân sự, kinh tế, thương mại. Vậy nên, sau đây Luật Thái Dương FDI sẽ giải đáp và làm rõ hơn về công chứng và quy định của pháp luật hiện hành về công chứng.

Công chứng là gì

Khái niệm công chứng đã được quy định trong Luật công chứng năm 2014, cụ thể:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Như vậy, công chứng sẽ bao gồm việc công chứng viên hành nghề công chứng chứng nhận về hai loại sau:

Một là, xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của một hợp đồng, của giao dịch dân sự.

Hai là, xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ.

Công chứng ra đời khi nào

Hoạt động công chứng có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và với hoạt động giao dịch, trao đổi, ký kết hợp đồng của các tổ chức, cá nhân nói riêng. Vậy công chứng ra đời khi nào?

Hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm ở Việt Nam kể từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Trong giai đoạn này, công chứng ở nước ta đều áp dụng mô hình của Pháp, chủ yếu phục vụ cho chính sách cai trị của Pháp. Văn bản công chứng đầu tiên được lập tại Việt Nam là vào năm 1886 (hiện được lưu trữ tại phòng công chứng số 1 thành phố Hồ Chí Minh).

Công chứng tiếp tục được phát triển và hoàn thiện hơn theo các giai đoạn:

Từ năm 1945 đến năm 1991: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đã có quy định về thể chế công chứng, theo đó đã có quy định về công chứng viên là người Việt Nam, các phòng công chứng được thành lập trên phạm vi cả nước.

Từ năm 1991 đến năm 2014: Giai đoạn Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới trên nhiều phương diện, trong đó có tổ chức và hoạt động công chứng. Cũng trong giai đoạn này, Luật công chứng năm 2006 được ban hành, ghi nhận về hành nghề công chứng và tổ chức hành nghề.

Từ năm 2014 đến nay: Luật công chứng năm 2014 được ban hành, kế thừa và tháo gỡ những khó khăn của Luật công chứng năm 2006, nâng cao chất lượng của hoạt động công chứng.

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Quy định hiện hành về công chứng

Công chứng chứng thực khi nào

Công chứng được thực hiện khi: 

  • Cần chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự.
  • Cần chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Chứng thực được thực hiện khi tổ chức, cá nhân cần: Chứng thực bản sao là đúng với bản chính, chứng thực chữ ký (trong giấy tờ, văn bản); chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Luật công chứng có từ khi nào

Luật công chứng đầu tiên được ban hành năm 2006. Theo đó, đây là văn bản Luật ghi nhận hoạt động công chứng chứng nhận các giao dịch, hợp đồng. Sau đó, đến năm 2014, Luật công chứng năm 2014 được ban hành, thay thế Luật công chứng năm 2006 và tạo nhiều điều kiện hơn cho các hoạt động công chứng.

Công chứng hợp đồng thuê nhà khi nào

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 và Khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng. 

Tuy nhiên, các bên vẫn có thể thống nhất với nhau về việc công chứng hợp đồng thuê nhà để tránh các vấn đề rủi ro hay tranh chấp phát sinh (nếu có), việc công chứng hợp đồng còn là một căn cứ để các bên sử dụng khi có tranh chấp xảy ra.

Hợp đồng công chứng vô hiệu khi nào

Theo quy định của Luật công chứng năm 2014, một số đối tượng quy định tại Điều 52 có thể đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có các căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật, bao gồm các đối tượng: công chứng viên đã thực hiện công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Văn bản công chứng vô hiệu khi nào

Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của pháp luật.

Văn bản công chứng bao gồm cả đối tượng được công chứng và lời chứng của công chứng viên. Do vậy, cần có sự phân biệt, không đồng nhất văn bản công chứng với các đối tượng được công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch được công chứng.

Văn bản công chứng vô hiệu khi công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.

Theo quy định của BLDS thì giao dịch dân sự vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Giao dịch dân sự không có các điều kiện: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Việc công chứng có vi phạm pháp luật là các trường hợp như:

  • Người yêu cầu công chứng không tự nguyện yêu cầu công chứng.
  • Người làm chứng không đủ điều kiện theo quy định của Luật công chứng.
  • Cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng nhưng đã công chứng tại văn bản công chứng, giả mạo người yêu cầu công chứng.
  • Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng.
  • Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực.

Như vậy, pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về công chứng. Các cá nhân, tổ chức có mong muốn, nhu cầu cần chú ý các quy định, thủ tục, quy trình, hồ sơ đầy đủ để công chứng hợp đồng, giao dịch.

Trên đây là những vấn đề cần giải đáp về công chứng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng về các vấn đề pháp lý, trong đó có các thủ tục liên quan đến công chứng với chi phí hợp lý và trong thời gian nhanh nhất. Chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả!

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com / http://luatsugioivietnam.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan