Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hành vi đe dọa người khác và cách mà hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hành vi đe dọa người khác là một hành vi có thể gây hại và nguy hiểm, và pháp luật xem xét nó rất nghiêm túc. Chúng ta sẽ xem xét cách mà pháp luật định nghĩa và xử lý hành vi đe dọa, những hậu quả pháp lý mà người vi phạm có thể phải đối mặt, và cách thức tuân thủ pháp luật trong quá trình xử lý vụ việc liên quan đến hành vi này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách mà hành vi đe dọa người khác có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Đe dọa là Hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.
Người thực hiện hành vi đe dọa thường dùng các cách thức khác nhau. Có thể là dùng vũ lực, đe dọa tố giác, đe dọa hủy hoại tài sản… Hình thức đe dọa có thể trực tiếp, qua thư, qua điện thoại… Các đòi hỏi của kẻ đe dọa có thể là đòi giao tài sản, đòi cho được giao cấu…
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người Việt Nam như sau:
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của người dân Việt Nam như sau:
– Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
– Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
– Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hành vi đe dọa người khác có thể bị xử phạt hành chính
Hành vi hăm dọa người khác được biểu hiện bằng các hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà chưa có những dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:
“ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Hành vi đe dọa người khác có thể bị xử lý hình sự
Căn cứ điều 8 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
“ 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Hành vi hăm dọa người khác có phải là phạm tội không cần căn cứ vào các cấu thành tội phạm của hành vi, bao gồm khách thể của tội phạm, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể thực hiện.
Theo quy định tại điều 133 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
“ 1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người:
+ Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.
+ Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe dọa. Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa. Số lần đe dọa và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe dọa.
+ Mặt khách quan: Có hành vi làm cho người bị đe dọa biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm
+ Chủ thể: Chủ thể của tội đe dọa giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi phạm tội mà người có hành vi đe dọa người khác trên mạng xã hội có thể bị xử lý phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Xử phạt hình sự: Nếu việc chửi bới, đe dọa đã lên đến đỉnh điểm là đe doạ giết người và làm cho người bị đe dọa lo sợ; và có căn cứ lo sợ rằng, việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người đe doạ giết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đe doạ giết người. Còn các trường hợp đe doạ người khác thông thường chỉ dừng lại ở việc xử lý phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định về Tội đe dọa giết người như sau:
– Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội