Tôi muốn biết những người quay lén người khác trong nhà vệ sinh sẽ bị xử lý như thế nào? Gần đây tôi thấy rất nhiều tin tức liên quan đến việc quay lén người khác trong nhà vệ sinh và đăng lên mạng xã hội. Vậy trong trường hợp người khác quay lén thì xử lý thế nào?
Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân như sau:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân phải có sự đồng ý của người đó. Do đó, quay lén người khác đã xâm phạm quyền đối với hình ảnh cá nhân của người khác.
Theo Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân như sau:
“Điều 84. Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân
b) Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.
b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;
c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp thu thập, sử dụng thông tin của người khác bất hợp pháp thì bị phạt tiền lên đến 60.000.000 đồng. Đồng thời, bị buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm.
Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 và điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
(1) Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Đối với người đang thi hành công vụ;
– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Làm nạn nhân tự sát.
(4) Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 124 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:
(1) Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
– Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
– Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
– Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
– Có tổ chức;
– Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
– Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;
– Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;
– Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;
– Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;
– Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
– Tái phạm nguy hiểm….
Do đó, người quay lén người khác trong nhà vệ sinh tùy vào tính chất, mức độ, mục đích và động cơ có thể bị xử lý hình sự với tội làm nhục người khác hoặc tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mức xử phạt bao gồm: phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù cao nhất là 15 năm tù.
Như vậy, trong trường hợp quay lén người khác trong nhà vệ sinh thì tùy theo tính chất, mục đích, động cơ thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội