Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và thời gian mà hệ thống pháp luật dành cho việc này. Việc xác định thời gian chuẩn bị trước khi một vụ án hình sự được đưa ra xét xử là quan trọng để đảm bảo quy trình xét xử diễn ra một cách công bằng và hiệu quả. Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian này, quy định pháp luật và cách xử lý các vấn đề liên quan đến thời hạn chuẩn bị xét xử. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các quyền và trách nhiệm trong việc xử lý vụ án hình sự và đảm bảo rằng quy trình này diễn ra đúng cách trong một khung thời gian hợp lý.
Vụ án hình sự là Vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật hình sự tố tụng.
Người vi phạm pháp luật đã bị khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các quy định của Bộ luật hình sự tố tụng tức đã can án hình sự sẽ bị áp dụng một số biện pháp do luật quy định như phải khai cung, phải có mặt tại nơi và vào thời gian do các cơ quan tiến hành tố tụng – cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án quy định, có trường hợp bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như tạm giam, khám nhà… Có thể bị phạt tù, bị cấm hành nghề nếu qua xét xử tòa án đã đủ chứng cứ chứng minh là phạm tội và đã ra quyết định bằng một bản án hình sự..
Khác với vụ án dân sự, trong vụ án hình sự, quan hệ pháp luật bị xâm phạm là các quan hệ liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân… được pháp luật hình sự bảo vệ.
Việc giải quyết vụ án hình sự được tiến hành qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mặc dù đây là các giai đoạn tố tụng độc lập nhưng có vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau. Theo đó, các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự gồm:
– Khởi tố vụ án hình sự;
– Điều tra vụ án hình sự;
– Truy tố;
– Xét xử vụ án:
+ Xét xử sơ thẩm
+ Xét xử phúc thẩm
– Xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Thi hành án.:
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
+ Đưa vụ án ra xét xử;
+ Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
+ Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
– Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định tại Điều 346 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội