Giao thông ngày càng phát triển kéo theo sự tăng nhanh về số lượng phương tiện giao thông của mỗi người. Pháp luật về an toàn giao thông đã và đang dần hoàn thiện hơn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Ý thức chấp hành luật giao thông của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, một số người vẫn còn tham gia giao thông với ý thức kém, dẫn đến việc gây ra các vụ tai nạn giao thông. Điều này cần phải được xử lý. Vậy xử phạt hành chính gây tai nạn giao thông theo quy định như thế nào? Quy định bồi thường tai nạn giao thông hiện nay ra sao? Trường hợp nào gây tai nạn giao thông thì phải bị xử lý hình sự? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho quý bạn đọc những kiến thức pháp lý hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Căn cứ theo quy định của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính quy định khái niệm xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính là việc được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, áp dụng các hình thức xử phạt hoặc các biện pháp khắc phụ hậu quả do hành vi vi phạm gây ra đối với cá nhân hay tổ chức. Mục đích của việc xử phạt này nhằm mang tính răn đe, khắc phục các hậu quả do chính hành vi vi phạm gây ra.
Hiện nay việc xử lý vi phạm hành chính sẽ bao gồm các hình thức xử lý như sau:
– Phạt cảnh cáo;
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
– Phạt tiền;
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đình chỉ hoạt động là áp dụng một khoản thời gian cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khi thuộc các trường hợp đình chỉ theo quy định.
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
– Trục xuất
Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong đó hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được quy định là hình phạt chính. Còn các hình phạt còn lại có thể được quy định là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung
Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015, các phương tiện giao thông vận tải cơ giới (ô tô, xe máy,..) được liệt kê là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ.
Trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 601 BLDS như sau:
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Bộ luật Dân sự 2015 của Quốc hội có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông như sau :
Tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính người điều khiển xe thực hiện hành vi “Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn” bị xử phạt như sau:
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông thì phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật do người gây tai nạn gây ra cho người kia là bao nhiêu thì phải bồi thường.
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
3. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo quy định trên, chỉ khi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thì người gây tai nạn mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Xử phạt hành chính gây tai nạn giao thông”. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội