Các công ty quy định việc áp dụng các biện pháp kỷ luật như sa thải bất kỳ nhân viên nào tiết lộ mức lương của mình trong quá trình làm việc. Việc này có phù hợp với quy định pháp luật hiện hành không?
Theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, nội dung chính của hợp đồng lao động được quy định như sau:
“Nội dung hợp đồng lao động
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề…”
Ngoài ra, Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
“Hợp đồng lao động
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Theo quy định, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm được trả lương, tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Nội dung hợp đồng lao động nêu tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 chỉ là nội dung chính phải có trong hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào thỏa thuận với người lao động để bổ sung các điều khoản khác vào hợp đồng tùy theo tính chất của từng công việc.
Như vậy, có thể hiểu là người sử dụng lao động có thể bổ sung quy định cấm tiết lộ mức lương trong quá trình làm việc trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động trước khi ký.
Người lao động làm lộ thông tin về lương có thể bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, quy định liên quan đến các hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
“Hình thức xử lý kỷ luật lao động
Như vậy, khi người lao động vi phạm các quy định trong hợp đồng lao động (tiết lộ tiền lương) có thể bị xử lý kỷ luật dưới bất kỳ hình thức nào nêu trên.
Việc xử lý vi phạm sẽ tùy thuộc vào quy định của hợp đồng lao động hoặc quy định của công ty, thông thường hợp đồng sẽ yêu cầu người lao động phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định do công ty đặt ra.
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc áp dụng các biện pháp kỷ luật sa thải như sau:
“Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo quy định, không có trường hợp nào phải áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với hành vi khai báo mức lương của người lao động trong quá trình làm việc.
Vì vậy, việc công ty sa thải công nhân khi tiết lộ mức lương là không đúng quy định hiện hành.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội