Theo quy định của pháp luật có thể hiểu tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc người sử dụng đất với nhà nước để làm hạn chế, chấm dứt các xích mích, mâu thuẫn và đi đến sự thống nhất ý chí bằng việc các bên thương lượng hoặc qua một bên thứ ba trung gian.
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở sẽ được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được; thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên; và có xác nhận hòa giải thành; hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp; lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
– Đối với trường hợp hòa giải thành; mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới; người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình; cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất; và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất.
Về vấn đề hòa giải tranh chấp thì hiện nay không có quy định giới hạn số lần; hay nói cách khác là 1 vụ việc có thể được hòa giải đi, hòa giải lại nhiều lần.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật đất đai 2013 thì sau khi có biên bản hòa giải không thành thì các bên có thể khởi kiện đến tòa án hoặc gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện, cấp tỉnh (tùy thẩm quyền).
Theo đó; về thực tế thì nếu như các bên thực sự muốn giải quyết tranh chấp thì họ chỉ cần hòa giải 1 lần; nếu hòa giải không thành thì họ sẽ thực hiện thủ tục để giải quyết tranh chấp ở các cấp khác.
Hiện nay, hòa giải tranh chấp đất đai bị giới hạn về thời gian hòa giải. Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013:
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
Khi xảy ra tranh chấp đất đai thì các bên tranh chấp cần phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND xã, có những trường hợp không thể hòa giải được mới tiếp tục khởi kiện lên Tòa án. Các bên tranh chấp cần nắm rõ về trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai chứ không thể hành động tự phát theo cá nhân được. Vấn đề này theo hướng dẫn mới nhất về trình tự, thủ tục hòa giải được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Hiện nay, tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP), quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
(1) Khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp thành phố thực hiện các công việc sau:
(2) Kết quả của việc phân xử tranh chấp bất động sản phải được lập thành biên bản và bao gồm các thông tin sau: Thời gian và Địa điểm hoà giải. người tham gia tố tụng, tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; Chỉ rõ nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất tranh chấp, nguyên nhân tranh chấp (theo kết quả thẩm định, khảo sát). Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; ý kiến của các bên tranh chấp đồng ý hay không đồng ý.
(3) Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về những vấn đề khác với những nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì UBND thành phố Chủ tịch tổ chức lại phiên họp. Hội đồng hòa giải họp để xem xét, làm rõ các ý kiến bổ sung. Bạn phải lưu giữ hồ sơ của trọng tài thành công hoặc không thành công.
(4) Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc có ít nhất một bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải sau khi hòa giải thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản về việc hòa giải không thành và đưa các bên ra tòa.
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.