CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn Doanh nghiệp

Chuyển loại hình doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để chuyển loại hình doanh nghiệp?

  • cal 03/10/2022

 

Xuất phát từ nhu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp nhằm định hướng và phát triển công ty sao cho phù hợp với điều kiện, quy mô kinh doanh của mình mà các doanh nghiệp đó thực hiện “chuyển loại hình doanh nghiệp”. Vậy chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì và có những trường hợp chuyển loại hình doanh nghiệp nào?

Chuyển loại hình doanh nghiệp

Chuyển loại hình doanh nghiệp hay chuyển đổi doanh nghiệp được pháp luật quy định là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp sẽ hoạt động dưới dạng loại hình doanh nghiệp khác. Chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết định việc chuyển đổi, tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào có nhu cầu thì doanh nghiệp được phép chuyển đổi sang loại hình khác mà phải đáp ứng đủ điều kiện của loại hình doanh nghiệp sẽ chuyển đổi như về quy mô, tổ chức quản lý nội bộ, các mối quan hệ sở hữu,… Theo đó, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm trong các khoản nợ, nợ thuế, hợp đồng lao động,…

Đặc điểm của chuyển loại hình doanh nghiệp

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường như trước, trong và cả sau quá trình chuyển đổi loại hình. Bởi về bản chất chuyển loại hình doanh nghiệp chỉ mang tính thủ tục pháp lý sao cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh, điều kiện của doanh nghiệp.

Thứ hai, chủ sở hữu doanh nghiệp là chủ thể quyết định việc chuyển đổi, bao gồm quyết định về nội dung, hình thức, thời gian chuyển đổi dựa theo nguyên tắc tổ chức, quản lý doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh nghiệp và theo pháp luật.

Thứ ba, lý do chuyển đổi có thể xuất phát từ nhu cầu, mang tính tự nguyện để triển khai định hướng phát triển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của công ty; bên cạnh đó để hạn chế rủi ro doanh nghiệp cũng phải bắt buộc chuyển đổi loại hình để tránh nguy cơ giải thể.

Thứ tư, hệ quả pháp lý của việc chuyển loại hình doanh nghiệp, tuy chỉ cần thực hiện thủ tục pháp lý nhưng doanh nghiệp khi chuyển đổi sẽ phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do thay đổi loại hình doanh nghiệp, hoặc có thay đổi về chủ sở hữu doanh nghiệp.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp – Công ty luật Thái Dương FDI HN

Hình thức chuyển loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành (Luật Doanh nghiệp năm 2020) có 04 hình thức: chuyển từ công ty TNHH sang CTCP (Điều 202); chuyển từ CTCP sang công ty TNHH một thành viên (Điều 203); chuyển từ CTCP sang công ty  TNHH hai thành viên trở lên (Điều 204); chuyển từ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) sang công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh (CTHD) (Điều 205).

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, vì vậy để giảm gánh nặng này, nhiều doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu chuyển đổi sang loại hình doanh khác. Theo LDN năm 2014 thì chỉ có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH nhưng LDN năm 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển sang cả loại hình CTCP và công ty hợp danh.

Doanh nghiệp nhà nước khi chuyển đổi thành công ty cổ phần về bản chất là chuyển đổi công ty TNHH sang CTCP, tuy nhiên trường hợp chuyển đổi này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan (tham khảo nghị định 126/2017/NĐ-CP).

Chuyển đổi loại hình công ty 1 thành viên thành 2 thành viên bằng cách chuyển nhượng hoặc tặng cho một phần vốn của chủ sở hữu cho một số cá nhân, tổ chức khác hoặc/và huy động thêm vốn góp từ một số cá nhân, tổ chức khác. Khi đó, chủ sở hữu sẽ bao gồm cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu ban đầu và những cá nhân, tổ chức mua/nhận số vốn góp của công ty. Như vậy, công ty đã có hơn một chủ sở hữu nên cần thực hiện việc chuyển loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên. 

Tuy nhiên pháp luật không quy định trình tự, thủ tục về loại hình chuyển đổi này, vì vậy việc thay đổi sẽ thực hiện theo các quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (thay đổi chủ sở hữu) và thủ tục công bố cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Hồ sơ chuyển loại hình DN

Với mỗi hình thức chuyển loại hình doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ khác nhau căn cứ theo Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP để chuẩn bị giấy tờ phù hợp với quy định của pháp luật gửi cho cơ quan có thẩm quyền.

Trình tự chuyển loại hình DN

Được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi loại hình kinh doanh (phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính).

Bước 3: Nhận kết quả chuyển loại hình doanh nghiệp, thời gian là 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ.

Chuyển đổi loại hình công ty luật

Ngoài các quy định trong LDN năm 2020, việc chuyển loại hình cty luật còn được quy định trong Luật Luật sư (LLS) năm 2015 và được hướng dẫn bởi Nghị định 123/2013/NĐ-CP về thủ tục chuyển đổi.

Trên đây là những vấn đề cơ bản về chuyển loại hình doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng về các vấn đề pháp lý, trong đó có các thủ tục liên quan đến giấy phép con với chi phí hợp lý và trong thời gian nhanh nhất. Chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả!

 

Câu hỏi của khách hàng

  1. Chào luật sư! Hiện công ty tôi là công ty TNHH hai thành viên, nay có nhu cầu chuyển thành công ty cổ phần để cổ phần hoá vốn góp. Để làm được điều đó, chúng tôi cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn:

Căn cứ khoản 4 Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên sang CTCP cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với từng loại hình công ty tương ứng;
  4. Bản sao các giấy tờ: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
  5. Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty, hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ công đối với mỗi loại hình công ty tương ứng về việc chuyển đổi công ty;
  6. Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng/tặng khi chuyển nhượng/tặng cho cổ phần, phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
  7. Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới;
  8. Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
  1. Xin chào! Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên, nay tôi chuyển nhượng một phần vốn của mình cho anh trai và em gái tôi, như vậy tôi có cần phải chuyển thành công ty TNHH hai thành viên không?

Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty luật TNHH Thái Dương FDI. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn:

Khi chuyển nhượng hoặc tặng cho một phần vốn của chủ sở hữu cho một số cá nhân, tổ chức khác hoặc/và huy động thêm vốn góp từ một số cá nhân, tổ chức thì chủ sở hữu sẽ bao gồm cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu ban đầu và những cá nhân, tổ chức mua/nhận số vốn góp của công ty. Như vậy, khi bạn chuyển nhượng vốn góp của mình cho anh trai và em gái thì công ty đã có hơn một chủ sở hữu nên cần thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên. Do đó cần làm thủ tục chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội cùng với các luật sư hàng đầu Việt Nam và đội ngũ nhân viên pháp lý giàu kinh nghiệm rất hân hạnh được cung cấp dịch vụ chuyển loại hình doanh nghiệp cho quý khách bao gồm dịch vụ làm hồ sơ, thực hiện thủ tục chuyển đổi; tư vấn, hướng dẫn tận tình và đầy đủ nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com / http://luatsugioivietnam.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan