CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn khác

Tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật hiện hành

  • cal 18/12/2023

Trong thời đại công nghệ thông tin, bất cứ các tác phẩm nào cũng đều có thể được truyền tải biết đến rộng rãi thông qua internet và các công nghệ khác, do đó người ta dễ dàng sao chép và phổ biến tác phẩm. Một hình thức phổ biến tạo nên một tác phẩm khác từ tác phẩm gốc ban đầu đầu được pháp luật cho phép đó là tác phẩm phái sinh. Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm phái sinh, bạn có thể tham khảo bài viết “Tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật hiện hành” dưới đây của chúng tôi.

Tác phẩm phái sinh là gì?

Theo quy định tại khoản 8 điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Như vây, Tác phẩm phái sinh là tác phẩm do cá nhân/những cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định.

Tác phẩm phái sinh

Đặc điểm tác phẩm phái sinh

Theo khái niệm về tác phẩm phái sinh thì tác phẩm phái sinh có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản[4]. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tc phẩm, quyền này được quy định tại điểm a khoản 1 điều 20 Luật SHTT. Do đó, có thể tồn tại hai tình huống :

Thứ hai, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.

Tác phẩm phái sinh theo quy định pháp luật

Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm khác” được hiểu là kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết, ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết. Sự xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả.

Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, mặc dù tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.

Phân loại tác phẩm phái sinh

Khoản 8 điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã liệt kê các dạng của tác phẩm phái sinh bao gồm: tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Như vậy có thể phân loại tác phẩm phái sinh như sau:

Tác phẩm phái sinh có tác động đến tác phẩm gốc

Tác phẩm dịch: là tác phẩm phái sinh được thể hiện bởi ngôn ngữ khác biệt với ngôn ngữ mà tác phẩm gốc thể hiện, sự sáng tạo của tác phẩm phái sinh được thông qua cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Việc dịch tác phẩm có thể phát sinh hiện tượng “tác phẩm phái sinh từ tác phẩm phái sinh”, nghĩa là tác phẩm phái sinh không được hình thành trên cơ sở tác phẩm gốc, mà lại được hình thành từ tác phẩm phái sinh khác[7]. Việc xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm gốc trong trường hợp tác phẩm dịch ít xảy ra đối với quyền nhân thân không thể chuyển giao.

Tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể: là tác phẩm ra đời dựa trên sự biến đổi tác phẩm gốc nhằm làm cho tác phẩm phù hợp với những điều kiện khai thác khác nhau. Thuật ngữ phóng tác, cải biên chuyển thể trong quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả được sử dụng tương đương với thuật ngữ adaptation trong tiếng Anh, có nghĩa là sự phỏng theo, việc sửa lại cho phù hợp; sự biến đổi làm cho thích hợp…

Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được hình thành từ tác phẩm văn học sang một loại hình khác ví dụ chuyển thể từ tác phẩm văn học thành kịch bản (tiếng Anh là dramatization, tiếng Pháp là dramatisation) sân khấu hoặc điện ảnh. Tác phẩm gốc có thể là tiểu thuyết, trường ca, truyện dài… hoặc cũng có thể là tác phẩm kịch (sân khấu) được chuyển thành kịch bản điện ảnh, nhạc kịch…

Tác phẩm phái sinh không tác động đến tác phẩm gốc

Việc phải phân loại tác phẩm phái sinh được hình thành trên cơ sở không tác động đến cấu trúc của tác phẩm gốc có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền tài sản đối với tác phẩm phái sinh khi tác phẩm gốc đã hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản.

Tác phẩm phái sinh thuộc dạng này bao gồm: tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm dựa trên sự tập hợp, chọn lọc, sắp xếp những tác phẩm đã tồn tại theo những yêu cầu nhất định[9]; tác phẩm biên soạn: là tác phẩm biên soạn được Luật SHTT liệt kê vào dạng tác phẩm phái sinh.

Điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Tại khoản 2 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:

Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Như vậy, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Tác phẩm phái sinh không làm phương hại đến tác phẩm gốc: Tác phẩm phái sinh được hình thành dựa trên một/những tác phẩm đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể là tác phẩm còn hoặc đã hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm gốc phải là tác phẩm mà người sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên đó để sáng tạo tác phẩm của mình. Do đó, tác phẩm hỗ trợ tác giả tra từ điển trong quá trình sáng tạo tác phẩm không được coi là tác phẩm gốc. Ví dụ, tác giả tra từ điển để tìm hiểu ngôn ngữ để sáng tạo tác phẩm thì từ điển không được coi là tác phẩm gốc.

Tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc: Tác giả phải tự mình sáng tạo tác phẩm của mình mà không sao chép từ một/những tác phẩm khác. Thuật ngữ “tác phẩm khác” được hiểu là kể cả những tác phẩm của chính tác giả sáng tạo tác phẩm phái sinh. Do đó, một tác phẩm phái sinh muốn được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn cá nhân của mình.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP

 

Chi tiết liên hệ

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.


Bài viết liên quan