Thời gian vừa qua, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập. Việc xác định vị trí việc làm có ý nghĩa lớn, đây là cơ sở để cơ quan đơn vị thực hiện sắp xếp các bộ phận trong một cơ quan một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Việc này cũng góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân sự… Vậy việc xác định vị trí việc làm dựa trên nguyên tắc nào? Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ là những công việc gì?
Theo cách hiểu chung Vị trí việc làm là một vị trí hoặc một chỗ làm việc trong một cơ quan, một tổ chức hay đơn vị mà tại đó, người làm việc thực hiện một công việc hoặc làm một nhóm những công việc mang tính ổn định và lâu dài, thường xuyên, có sự lặp đi lặp lại và có tên gọi theo chức danh và chức vụ cụ thể.
Vị trí việc làm được cấu tạo bởi 4 bộ phận bao gồm :
-Tên gọi vị trí việc làm (Chức vị)
-Nhiệm vụ và quyền hạn mà người đảm nhiệm vị trí việc làm cần phải thực hiện (chức trách)
-Yêu cầu về trình độ và kỹ năng về chuyên môn mà người đảm nhiệm vị trí việc làm phải đáp ứng (tiêu chuẩn).
-Tiền lương: tiền lương được trả tương ứng với chức vị, chức trách và chiêu chuẩn của người đảm nhiệm công việc.
Bên cạnh những bộ phận của vị trí việc làm thì còn có cách bộ phận khác hợp thành như là các chế độ áp dụng đối với những vị trí việc làm đặc biệt như yêu cầu chức trách, tiêu chuẩn và phụ cấp được hưởng, hoặc là các điều kiện để có thể đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ (các trang thiết bị tại nơi làm việc, quá trình phối hợp thực hiện).
Căn cứ Điều 3 Dự thảo hướng dẫn về vị trí việc làm… quy định nguyên tắc sau:
– Vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP.
Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ là những công việc gì?
– Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP và được áp dụng tương tự như đối với các vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính.
Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong các cơ quan, tổ chức hành chính: Quy định tại Phụ lục III, như nhân viên kỹ thuật, nhân viên y tế cơ quan, nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân, nhân viên bảo vệ, nhân viên lái xe…
Căn cứ Điều 4 Dự thảo hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định như sau:
– Danh mục vị trí việc làm
+ Danh mục vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức hành chính: Quy định tại Phụ lục I.
+ Danh mục vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong các cơ quan, tổ chức hành chính, bao gồm:
++ Danh mục vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung, gồm:
Thanh tra (được sử dụng chung với các vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực thanh tra); hợp tác quốc tế; pháp chế; tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng (được sử dụng chung với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực nội vụ); văn phòng; kế hoạch, tài chính): Quy định tại Phụ lục II.
++ Cơ quan, tổ chức hành chính được sử dụng một số vị trí việc làm thuộc danh mục vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn để xác định danh mục vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung.
+ Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong các cơ quan, tổ chức hành chính: Quy định tại Phụ lục III.
+ Danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
++ Danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung, gồm: Hợp tác quốc tế; pháp chế; tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng (được sử dụng chung với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực nội vụ); văn phòng (trong đó có 02 vị trí về lưu trữ được sử dụng chung với vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực nội vụ); kế hoạch, tài chính: Quy định tại Phụ lục IV.
++ Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng một số vị trí việc làm thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn để xác định danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung.
+ Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập: Quy định tại Phụ lục V.
– Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm
Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập: Quy định tại Phụ lục VI.
Theo đó, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Chi tiết liên hệ
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.