CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn Luật Dân sự

Phân biệt xử phạt hành chính và xử lý hành chính?

  • cal 09/03/2023

Xử phạt vi phạm hành chính là hình thức xử phạt phổ biến ở nước ta hiện nay. Tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, áp dụng các hình thức xử phạt phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn giữa xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính.Vậy, xử phạt hành chính là gì? Phân biệt giữa xử phạt hành chính và xử lý hành chính.

1. Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Căn cứ theo quy định của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính quy định khái niệm xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”

Mục đích của việc xử phạt này nhằm mang tính răn đe, khắc phục các hậu quả do chính hành vi vi phạm gây ra.

Việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ bao gồm các hình thức như sau:

– Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

– Phạt tiền: mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính.

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đình chỉ hoạt động là áp dụng một khoản thời gian cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khi thuộc các trường hợp đình chỉ theo quy định.

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính: là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

– Trục xuất: buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đó hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được quy định là hình phạt chính. Còn các hình phạt còn lại có thể được quy định là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

2. Xử lý vi phạm hành chính là gì?

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính quy định khái niệm xử lý vi phạm hành chính như sau:

“Xử lý hành chính là biện pháp áp dụng với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Đây là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính chất giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình, chỉ áp dụng với cá nhân trong nước và không áp dụng với người nước ngoài được quy định tại khoản 2, Điều 5 Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính.

Việc xử lý vi phạm hành chính sẽ bao gồm các hình thức như sau:

– Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

– Đưa vào trường giáo dưỡng;

Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với cá nhân và tổ chức bảo đảm một số nguyên tắc như sau:

– Chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định;

– Thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Việc xử lý hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

– Người  có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính

– Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính;

– Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 90; 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 90 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính;

– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính

– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính;

– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com / http://luatsugioivietnam.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan