Theo quy định tại khoản 1 điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các hình thức xử lý vi phạm hành chính như sau:
Trong đó, cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính. Các hình còn lại là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Theo đó với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Đồng thời, hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính; người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.
Đặc biệt, trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền; thì mức tiền phạt không quá ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.
Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
Do đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính là từ đủ 14 tuổi trở lên.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính cũng chính là những mốc độ tuổi; nếu có căn cứ cấu thành tội phạm thì có thể truy cứu Trách nhiệm hình sự. Vậy, nếu người vi phạm đạt một độ tuổi nhất định để chịu trách nhiệm hành chính; cũng như hình sự; thì việc tái phạm nhiều lần thì có thể xem là căn cứ xử lý hình sự không ?
Tại điểm b, khoản 1 điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; quy định ” Hành vi, vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm vi phạm hành chính ” là một trong các tình tiết tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính.
Ngoài ra, tái phạm hành chính là một tình tiết có ý nghĩa quan trọng; trong truy cứu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Nó có thế được quy định với ý nghĩa là một tình tiết định tội; hoặc có thể là tình tiết tăng nặng trách nhiệm pháp lý.
Vấn đề tái phạm hành chính hiện được cả quy phạm; pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh. Cùng với pháp luật hành chính, trong pháp luật hình sự; tình tiết tái phạm hành chính được nhà làm luật quy định có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định tội danh.
Tái phạm hành chính là một chỉ báo trong nhiều trường hợp; cho phép phân định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm.
Trong Bộ Luật hình sự, dấu hiệu tái phạm hành chính được hiểu như sau:
“1.1. Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”; nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt; nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của điều lệnh, điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân;
Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của co quan có thẩm quyền…
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com / http://luatsugioivietnam.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội