Trong cuộc sống hàng ngày, tranh chấp về quyền sử dụng đất có thể là một thách thức đáng kể. Điều quan trọng là chúng ta phải trang bị cho mình những kỹ năng giải quyết tranh chấp để xử lý những tình huống này một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ là hướng dẫn đưa bạn vào thế giới của các kỹ năng quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Chúng ta sẽ khám phá cách hiểu biết về pháp luật, kỹ năng đàm phán, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo có thể giúp bảo vệ quyền và xây dựng sự công bằng trong các vụ tranh chấp này. Hãy cùng tìm hiểu cách phát triển những kỹ năng quý báu này để giúp giải quyết mọi thách thức một cách thành công
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào hai khía cạnh quan trọng của việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Chúng bao gồm việc xử lý tranh chấp quyền sử dụng đất do có sự lấn chiếm và cả việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất chiếm hữu ngay tình. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan và những kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự công bằng và thỏa thuận trong cả hai trường hợp này. Hãy cùng nhau khám phá cách xử lý những tình huống tranh chấp này một cách hiệu quả và đạt được kết quả hài lòng cho tất cả các bên liên quan
Khi giải quyết các tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất mà một bên lấn chiếm (không thuộc trường hợp áp dụng thời hiệu theo quy định của BLDS và không thuộc trường hợp bị điều chỉnh theo Luật đất đai) thì Tòa án cần phải thu thập đầy đủ các tài liệu như sổ sách địa chính, sổ đăng ký ruộng đất, sổ mục kê… bản đồ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.v.v… Các tài liệu thể hiện về hiện trạng của thửa đất trước khi có việc mua bán chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các tài liệu thể hiện mốc giới, tứ cận của thửa đất sau khi đã chuyển nhượng. Nếu thửa đất được chuyển nhượng cho nhiều người thì phải xem xét kỹ hợp đồng chuyển nhượng của từng người có liên quan đến phần đất tranh chấp, ai là người chuyển nhượng trước, mốc giới và thực tế sử dụng, thời gian sử dụng; diện tích, mốc giới thể hiện trên các tài liệu khi các bên kê khai.v.v… để có căn cứ xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của mỗi bên theo các giấy tờ chứng cứ. Sau đó, Tòa án yêu cầu các cơ quan chuyên môn đo đạc, xác định diện tích thực tế mỗi bên đang sử dụng. Nếu số liệu trong các tài liệu mâu thuẫn nhau, cần giải thích cho đương sự phải yêu cầu giám định hoặc giám định lại như: đo đạc lại diện tích thực tế hai bên đang sử dụng, giám định các chữ số nghi ngờ có sự tẩy xóa, sửa chữa v.v…, từ đó mới có cơ sở để xác định các bên có lấn chiếm đất của nhau hay không? Chỉ khi nào xác định được các số liệu chính xác làm cơ sở xác định ranh giới đất thì mới có khả năng giải quyết đúng việc tranh chấp.
Xử lý phần đất lấn chiếm đã xây nhà kiên cố: trên thực tế có trường hợp xác định có lấn chiếm đất, nhưng bên lấn chiếm đã xây dựng nhà kiên cố nếu đập bỏ thì sẽ gây ra đổ sụp căn nhà, hoặc 2 bên xây dựng liền sát tường vào nhau.v.v…nhưng Tòa án vẫn tuyên buộc tháo dỡ dẫn đến không thi hành án được. Vì vậy, khi gặp các trường hợp trên Tòa án cần cân nhắc kỹ khi buộc bên lấn chiếm trả phần đất đã lấn chiếm khi có khả năng thi hành trên thực tế mà không gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của các bên (trừ trường hợp khi xây dựng phần đất lấn chiếm các bên đã có tranh chấp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã quyết định cấm xây dựng, nhưng bên lấn chiếm vẫn cố tình xây dựng). Trong trường hợp xét thấy không thể buộc bên lấn chiếm trả lại phần đất và không gian đã lấn thì buộc họ phải thanh toán cho bên kia giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường hoặc bồi thường thiệt hại phần đất hoặc không gian mà chủ đất không được sử dụng.
Điều 168 BLDS năm 2015 đã quy định về quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình như sau: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
Khi giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói chung và các yêu cầu bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp nói riêng thì cần chú ý là BLDS năm 2015 có những quy định nhằm bảo vệ không chỉ các quyền và lợi ích của chủ sở hữu, của người có quyền sử dụng đất hợp pháp mà còn bảo vệ cả quyền và lợi ích của người chiếm hữu ngay tình. Nếu bản án xác định một người có tài sản là quyền sử dụng đất hợp pháp sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người đó đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác; việc chuyển nhượng này đã làm đúng theo quy định của pháp luật, hoặc một người đã mua tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất, việc mua bán đó là ngay thẳng, họ chiếm hữu ngay tình thì dù bản án đó sau này bị kháng nghị hủy bỏ thì chủ sở hữu không được đòi lại tài sản này mà chỉ được bồi thường thiệt hại.
Nguồn: Toàn án Nhân dân tỉnh Quảng Nam
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội