CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn luật Hình sự

Người cố ý gây thương tích bị xử lý như thế nào?

  • cal 13/06/2023

Sức khỏe là quyền bất khả xâm phạm của mỗi người và được pháp luật bảo vệ, được quy định trong Hiến pháp – văn bản có giá trị cao nhất về mặt pháp lý. Việc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Cố ý gây thương tích

Cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích được hiểu là cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe.

Khi một người thực hiện các hành vi sử dụng vũ lực hay sử dụng hung khí nguy hiểm để tác động vật lý lên người khác nhằm mục đích làm cho đối phương bị thương, mất khả năng kháng cự,… đều được coi là hành vi cố ý gây thương tích.

Người thực hiện hành vi phải thể hiện ý chí mong muốn hậu quả xảy ra, tức họ mong muốn người chịu tác động phải đau đớn, tổn hại về sức khỏe, thậm chí lâm vào tình trạng sống dở chết dở. 

Khi nào cố ý gây thương tích bị khởi tố hình sự?

Không phải hành vi cố ý gây thương tích nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ những hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Những trường hợp chỉ gây thương tích dưới 11% mà không thỏa mãn các điều kiện từ điểm a đến điểm k, Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) như: phạm tội có tính chất côn đồ, phạm tội có tổ chức, dùng hung khí nguy hiểm, phạm tội 02 lần trở lên, phạm tội với 02 người trở lên,… thì không bị khởi tố hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính.

Mức phạt hành chính với người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Xác định mức độ thương tích như thế nào?

Một người khi bị xác định có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác thì phải mong muốn có hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người bị hại. 

Mức độ thương tích được xác định bằng kết quả giám định pháp y của các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, có thể kể đến như: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực,… trên cơ sở các dấu vết thương tích để lại trên cơ thể người bị hại. 

Việc xác minh cần căn cứ chính xác vào vị trí, đặc điểm, kích thước các vết thương trên cơ thể người bị hại, để đưa ra kết luận của cơ quan chuyên môn về cơ chế hình thành vết thương và mức độ thương tổn. Đây chính là căn cứ quan trọng trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thương tích của người phạm tội với hậu quả tổn hại về sức khỏe của người chịu tổn thương. 

Người cố ý gây thương tích bị xử phạt như thế nào?

Mức hình phạt cho tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được chia làm các 4 mức, căn cứ vào mức độ thương tích lần lượt theo các Khoản 1,2,3,4,5 Điều 134 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) như sau: 

  • Khung 1: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; 
  • Khung 2: bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm;
  • Khung 3: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;
  • Khung 4: bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm; 
  • Khung 5: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 

Ngoài ra, người gây thương tích còn phải bồi thường cho người bị hại: Mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận, dựa trên các căn cứ: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe…

Người gây thương tích bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự?

Bất cứ cá nhân nào từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội này thì dù ở khung hình phạt nào cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, còn đối với những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc khung hình phạt 3,4,5 nêu trên. 

Làm thế nào khi bị người khác cố ý gây thương tích?

Khi bị người khác gây thương tích thì người dân hãy nghĩ ngay đến số điện thoại 113 để thông báo, cầu cứu lực lượng Cảnh sát hoặc thông báo ngay cho trung tâm tiếp nhận thông tin về an ninh, trật tự. Nếu bị thương nặng hãy liên hệ đơn vị y tế sơ cứu, cấp cứu hoặc liên hệ người thân, người quen biết gần nhất, có thể hỗ trợ. Ngày lập tức nhờ người xung quanh, người chứng kiến bảo vệ hiện trường rồi liên hệ ngay với luật sư uy tín để được bảo vệ quyền lợi một cách tối ưu, hiệu quả nhất. 

Mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng lời nói và pháp luật, nên hãy bình tĩnh và tỉnh táo khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống, đừng để cơn giận làm mất lý trí bởi hậu quả có thể phải gánh chịu là rất lớn.

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0932 898 666 / 0866 222 823

Email: luatthaiduongfdihanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan