CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn luật Hình sự

Thay đổi lời khai trong quá trình điều tra làm như thế nào?

  • cal 16/03/2023

Lời khai là một trong những nguồn chứng cứ mà cơ quan chức năng có thể căn cứ vào đó để tiến hành điều tra. Chính vì vậy, đây là một nguồn rất quan trọng, vậy trên thực tế khi đường sự, người làm chứng, bị can,….. lấy lời khai rồi có được thay đổi lời khai không?

1. Lời khai của người tham gia tố tụng được hiểu như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, lời khai ở đây được hiểu là lời trình bày của bị can, bị cáo, người bị hại, người bị tạm giam, tạm giữ, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự mà người này đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã chứng kiến sự việc theo yêu cầu của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và Tòa án theo trình tự luật định nhằm giải quyết vụ án hình sự. Việc lấy lời khai phải đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự. Theo đó việc thu thập lời khai của bị can, bị cáo, người bị hại hoặc những người có liên quan khác đến tình tiết vụ án sẽ giúp cho quá trình điều tra diễn ra một cách đúng đắn, đảm bảo tính khách quan.

Lời khai của người bị hại là lời trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Những tình tiết do người bị hại trình bày không được dùng làm chứng cứ, nếu họ không thể nói rõ vì sao họ biết được tình tiết đó. Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ là lời trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị tình nghỉ thực hiện tội phạm. Lời khai của người làm chứng là lời trình bày về những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, bị tạm giữ, bị hại. Những tình tiết do người làm chứng trình bày sẽ không được dùng làm chứng cứ nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó. Lời khai của bị can, bị cáo là lời trình bày về những tình tiết, diễn biến vụ án, do đó lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu nó phù hợp với những chứng cứ khác đã thu thập được trong vụ án.

2. Quy định về lấy lời khai.

Thẩm quyền lấy lời khai thuộc về Điều tra viên, kiểm sát viên thực hiện bằng cách trực tiếp gặp và hỏi người đã chứng kiến hoặc có những thông tin về các tình tiết về vụ án hình sự hoặc thông tin về người phạm tội. Mục đích lấy lời khai của cơ quan điều tra là điều tra và tìm ra sự thật khách quan liên quan đến tội phạm. Để điều tra và tìm ra sự thật khách quan thì cơ quan điều tra cần phải thực hiện đúng theo quy định pháp luật và triệu tập người bị tố giác, người liên quan, người làm chứng… Việc viết bản tự khai, lấy lời khai hoặc lập biên bản làm việc lần đầu đối với người được triệu tập là quan trọng nhất. Bởi vì đây là chứng cứ, manh mối và là cơ sở đầu tiên để Cơ quan điều tra thực hiện hàng loạt các thủ tục tiếp theo của một vụ án hình sự đang điều tra nhằm để chứng minh tội phạm. Chính vì vậy, bản tự khai, biên bản lấy lời khai, biên bản làm việc lần đầu với Cơ quan điều tra là “nút thắt” và là “giới hạn sinh tử” của một vụ án cho cả Cơ quan điều tra, người được triệu tập làm việc và cả người phạm tội.

Trước khi tiến hành lấy lời khai thì điều tra viên phải có giấy triệu tập và giấy triệu tập cần gửi cho người được triệu tập, trong giấy cần có các nội dung như họ, tên, chỗ ở hiện tại của người đó nếu đến ngày người đó vắng mặt phải có lý do chính đáng. Giấy triệu tập được giao trực tiếp hoặc gửi đến nơi mà người được triệu tập đang có mặt. Nếu bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp mà muốn lấy lời khai thì cơ quan điều tra cần phải thông báo trước thời gian, địa điểm, hỏi cung. Việc hỏi cung tuyệt đối minh bạch không bạo lực hay có các hành vi như bức cung, mớm cung, dụ cung, nhục hình và tuyệt đối không hỏi cung vào ban đêm trừ trường hợp cấp thiết…. . Ngoài ra cần hạn chế tối đa lấy lời khai của người chưa thành niên. Thời gian lấy lời khai sẽ không quá hai lần/ một ngày và mỗi lần không được phép diễn ra hai giờ đồng hồ trừ trường hợp vụ án có tình tiết phức tạp…

3. Có được thay đổi lời khai trong quá trình điều tra không?

Việc thay đổi lời khai được quy định theo Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015  như sau: Căn cứ tại Điều 133, 178,184, 187 có quy định thì : Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lấy lời khai, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung lấy lời khai, KSV lấy lời khai, người làm chứng và những người khác tham gia buổi lấy lời khai (người chứng kiến, Kiểm tra viên ghi biên bản), khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ

Đối với biên bản điều tra lấy lời khai, hỏi cung… Điều tra viên, Cán bộ điều tra cần phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ về quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Và người tham gia tố tụng có quyền nêu ý kiến bổ sung và nhận xét vào biên bản. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp muốn bổ sung, sửa chưa biên bản thi Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu  biên bản có nhiều tang thì bị can phải ký vào từng trang biên bản. Nếu bị can viết vào bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị càn cũng phải cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó. Vậy có thể hiểu, việc thay đổi lời khai chỉ có thể xảy ra trước khi kết thúc buổi hỏi cung.

Tóm lại:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì có thể thay đổi, sửa chữa lời khai trong quá trình điều tra nhưng người thay đổi cần ký vào nội dung sửa chữa. Trường hợp không chấp nhận những ý kiến của họ thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản lấy lời khai người làm chứng phải có chữ ký của KSV, người làm chứng, người khác (nếu có). Ngoài ra pháp luật tố tụng không quy định thêm về việc thay đổi lời khai trong quá trình điều tra.

4. Quy định về lấy lời khai của người làm chính trong vụ án hình sự

Trước khi lấy lời khai thì cơ quan có thẩm quyền cần triệu tập người làm chứng theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Tố tụng. Trong giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau: Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;

Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ; Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tương trợ tư pháp. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này. Sau đó sẽ tiến hành lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.

Lưu ý:

Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Việc này phải ghi vào biên bản. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Ngoài ra, pháp luật quy định việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com / http://luatsugioivietnam.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan