Hiện nay việc kiểm định xây dựng là việc làm rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy luật quy định kiểm định xây dựng là gì? hãy cùng tham khảo nội dung bên dưới đây để có thêm thông tin về khái niệm kiểm định xây dựng nhé:
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
Mục tiêu chủ yếu của việc kiểm định chất lượng công trình xây dựng là đảm bảo an toàn và các tiêu chuẩn khi xây dựng. Để hiểu rõ hơn mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Chúng ta cần tìm hiểu trước hết Một số trường hợp cần thực hiện công tác kiểm định chất lượng như :
– Công trình xảy ra sự cố hoặc có một số bất cập yếu điểm về chất lượng;
– Cải tạo và nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ của các công trình xây dựng,
– Bị phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có sự nghi ngờ về chất lượng của công trình;
– Khi có sự tranh chấp về chất lượng của công trình xây dựng;
– Tại thời điểm kiểm định kỳ các công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
Thứ nhất, kiểm định chất lượng công trình xây dựng có mục tiêu nhằm thay đổi công năng công trình: Thực tiễn, công trình qua sử dụng theo thời gian nó cũng hao mòn và bị xuống cấp, đôi khi cũng cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại như: Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất hay nhà ở – văn phòng thành nhà hàng – khách sạn, nhà ở thành văn phòng, nâng cao Thêm Tầng, Cải tạo nâng tầng, trần nhà hay nền gạch.
Thứ hai, kiểm định công trình xây dựng để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng: Một số công trình nhà xưởng hay cao tầng bị sự cố như nứt, vỡ, nghiêng sang một bên, lún sâu xuống đất khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng.
Hiện nay quy định về kiểm định công trình xây dựng luôn là vấn đề được các chủ thể quan tâm và tuân thủ theo.
Vậy chúng ta cần nắm rõ những quy định về kiểm định công trình xây dựng cụ thể như thế nào? Chúng tôi xin được phân tích đến những vấn đề trên như sau:
Một là, kiểm định và bảo đảm chất lượng công trình xây dựng do chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện:
Tại điều 87 Luật xây dựng quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có các quyền sau: Yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng và giải trình trong trường hợp cần thiết; Thu phí thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; Mời chuyên gia tham gia thẩm định hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm để thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng làm cơ sở thẩm định khi cần thiết; Bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng có trách nhiệm sau:
Thẩm định nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của Luật này; Thông báo ý kiến, kết quả thẩm định bằng văn bản gửi cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của mình.
Việc bảo đảm chất lượng thông qua giám sát để nghiệm thu là trách nhiệm của chủ công trình.
Cũng giống như kiểm định chất lượng, một kế hoạch bảo đảm chất lượng đem lại lợi ích cho chủ công trình.
Nếu thiếu một kế hoạch bảo đảm chất lượng hiệu quả, chủ công trình sẽ phải tốn kém nhiều do phải chi tiền của và thời gian để sửa chữa những phần chất lượng kém mà còn chấp nhận một công trình có nhiều rủi ro.
Hai là hoạt động kiểm định chất lượng công trình xây dựng do nhà thầu thực hiện:
Nhà thầu đã giao kết trong hợp đồng là tạo ra một sản phẩm cuối cùng phù hợp với mọi yêu cầu của các văn bản hợp đồng. Các đơn vị thi công trình phải thiết lập chế độ trách nhiệm được ghi nhận và thể hiện trong hệ thống quản lý chất lượng công trình.
Hệ thống quản lý chất lượng kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát dây chuyền sản xuất, kiểm soát thao tác, kiểm tra các bước công việc và chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm nhằm thực hiện các cam kết có trong thỏa ước kí kết.
Việc kiểm định chất lượng là trách nhiệm của nhà thầu và là nội dung hoạt động của nhà thầu chính, các thầu phụ và nhà cung ứng vật tư trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu cho Chủ đầu tư một sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu đặt ra mà trước hết phải là chất lượng.
Ba là, kiểm định trong lĩnh vực chuẩn đoán kỹ thuật công trình xây dựng
– Điều tra sự cố:
Phạm vi và khối lượng công việc kiểm định là rất lớn đối với việc giám định sự cố công trình xây dựng. Nhưng do tính chất của từng sự cố mà quy mô của công việc nêu trong từng bước được người chủ trì giám định quyết định quy trình thực hiện đánh giá.
Mặt khác, khi cơ quan điều tra trưng cầu giám định phục vụ tố tụng đối với một sự cố công trình thì tổ chức kiểm định cần phải có chức năng giám định tư pháp thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan điều tra. Nhưng trong mọi trường hợp, tổ chức kiểm định phải thể hiện tính chuyên môn cao, khách quan, độc lập.
– Chất lượng công trình đang sử dụng:
Sau khi đưa vào sử dụng, để chuẩn đoán kết cấu và công trình người kỹ sư phải dựa trên kết quả kiểm định về vật liệu xây dựng, phân tích kết cấu, các phương pháp đo đạc, sự hiểu biết về quy luật của quá trình suy thoái, ăn mòn vật liệu và kết cấu…
Để chuẩn có thể phỏng đoán chính xác, cần phải thu thập các thông tin về lịch sử xây dựng và khai thác công trình, những hư hỏng đã sửa chữa đã làm trong quá khứ đối với công trình đang xét.
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.