CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề

  • cal 07/11/2023

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Điều này có nghĩa là, nếu nhu cầu hợp lý thì chủ của bất động sản chịu hưởng quyền phải có nghĩa vụ cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sử dụng diện tích liền kề.

Quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề
Quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề

Quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề

Các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giữa làng xóm láng giềng nói riêng đều là các quan hệ dân sự được Bộ luật Dân sự 2015 điều chỉnh. Trong Bộ luật này có quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề tại Mục I Chương XIV cụ thể trong Điều 245 như sau:

“Điều 245: Quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)”.

Quyền của người này cũng sẽ gắn với Nghĩa vụ của người khác. Theo đó, chủ của bất động sản chịu hưởng quyền phải có nghĩa vụ cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sử dụng diện tích liền kề trong những trường hợp người đó có nhu cầu sử dụng hợp lý. Việc thực hiện quyền này cũng phải tuân theo đúng nguyên tắc tại Điều 248 Bộ Luật Dân sự 2015:

“Điều 248: Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề

1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn”.

Trong trường hợp người dân cần sửa chữa nhà cửa như trát vữa, sơn tường cho bất động sản của mình thì chủ sở hữu của bất động sản liền kề phải có trách nhiệm đáp ứng về quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật.

Bởi lẽ, việc tu sửa nhà cửa, công trình xây dựng là một nhu cầu thích đáng, hợp lý của công dân (Theo khoản 1 Điều 248 BLDS 2015) . Và để có thể thực hiện các hoạt động này thì cần phải sử dụng một phần diện tích liền kề để bắc giàn giáo cũng như cần diện tích để sử dụng các thiết bị xây dựng khác. 

Vì thế, chủ của bất động sản liền kề phải có trách nhiệm chấp nhận, không được quyền từ chối vì BLDS 2015 đã có quy định chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền không được thực hiện các hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn (khoản 3 Điều 248 BLDS 2015)

Hàng xóm không cho trát tường chung thì giải quyết thế nào?

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Điều này có nghĩa là, nếu nhu cầu hợp lý thì chủ của bất động sản chịu hưởng quyền phải có nghĩa vụ cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sử dụng diện tích liền kề.

Việc thực hiện quyền này không phải tùy tiện mà phải tuân theo một số nguyên tắc như:

  • Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền (nhà đang xây) phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền (hàng xóm của nhà đang xây).
  • Khi được hưởng quyền không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
  • Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn (không làm khó việc hàng xóm xây nhà).

Như vậy, nếu bạn xây nhà dẫn đến có nhu cầu trát vữa, sơn tường thì chủ sở hữu của bất động sản liền kề phải có trách nhiệm đáp ứng về quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật miễn bạn phải đáp ứng các nguyên tắc nêu trên (quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015).

Nếu hàng xóm từ chối cho bạn trát tường, bạn có thể thương lượng, thỏa thuận với hàng xóm để được thực hiện quyền này và đề xuất đền bù nếu để xảy ra thiệt hại.

Nếu vẫn không được, bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc khởi kiện ra Tòa án quận/huyện để buộc họ phải đồng ý chấp nhận yêu cầu của bạn.

Chi tiết liên hệ

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.


Bài viết liên quan