Quan hệ thừa kế là quan hệ dân sự được rất nhiều người quan tâm. Di sản thừa kế được phân chia như thế nào? Di chúc được thực hiện ra sao? Tất cả đều phụ thuộc vào người được hưởng thừa kế. Người thừa kế là chủ thể quan trọng chi phối hầu hết quan hệ thừa kế. 4 điều bạn phải biết về người thừa kế.
Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế như sau:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Người thừa kế là người thừa hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người được thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
Người được thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước.
Tuy nhiên, người được thừa kế là cá nhân phải là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế, tổ chức còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế theo di chúc là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước còn sống, tồn tại tại thời điểm mở thừa kế, được người để lại di chúc chia tài sản cho trong di chúc.
Xuất phát từ quyền của người lập di chúc “Chỉ định người thừa kế: Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.”
Vậy nên, người được thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc.
Người được thừa kế theo di chúc không được là người làm chứng cho di chúc hoặc công chứng, chứng thực di chúc.
Người hưởng thừa kế theo pháp luật được xác định là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế và nằm trong các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 như sau:
“1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, người hưởng thừa kế theo pháp luật được sắp xếp theo hàng thừa kế.
Bao gồm: hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai, hàng thừa kế thứ 3.
Và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được nhận di sản thừa kế khi hàng thừa kế trước đó không còn một ai, không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất, từ chối nhận di sản.
Người thừa kế có những nghĩa vụ sau:
Người hưởng thừa kế có quyền thừa kế tài sản theo di chúc hoặc pháp luật.
Ngoài ra, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ.
Chi tiết liên hệ
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.