Khi đã nhận diện được chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế, cần có kỹ năng phân loại được các tranh chấp về thừa kế. Để hiểu hơn về các loại tranh chấp thừa kế, bài viết “Các dạng tranh chấp về pháp luật thừa kế?” dưới đây sẽ giúp giải đáp về các loại tranh chấp này.
Để nhận diện được chính xác quan hệ pháp luật mà các bên đang tranh chấp có phải là tranh chấp thừa kế hay không phải có kỹ năng xác định quan hệ pháp luật tranh chấp dân sự nói chung và xác định được đặc thù của quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế nói riêng. Nếu chỉ căn cứ vào yêu cầu của đương sự thì có thể sẽ dẫn đến sai lầm trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp về thừa kế.
Khi đã nhận diện được chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp thừa kế, cần có kỹ năng phân loại được các tranh chấp về thừa kế. Việc phân loại tranh chấp thừa kế giúp xác định đúng các chứng cứ cần thu thập cũng như cách thu thập các chứng cứ đó; xác định đúng luật nội dung áp dụng, xây dựng có hiệu quả phương án hòa giải và áp dụng các kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ trong các giai đoạn tố tụng khác nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng, góp phần cho vụ án thừa kế được giải quyết đúng đắn.
Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết vụ án thừa kế, có thể phân chia thành bốn loại tranh chấp thừa kế sau:
Loại tranh chấp thứ nhất: Tranh chấp về chia di sản thừa kế. Loại tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu chia di sản thừa kế của các đương sự trong vụ án thừa kế.
Loại tranh chấp thứ hai: Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người.
Loại tranh chấp thứ ba: Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của đương sự.
Loại tranh chấp thứ tư: Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
Thưa Luật sư, ông tôi là Lê Văn A sinh năm 1919 và bà tôi Trần Thị B sinh năm 1922 sinh được 04 người con. Hai ông bà có khối tài sán chung là 200m2 đất thố cư và ngôi nhà 3 tầng gắn liền với thửa đất. Năm 1997 ông tôi mất, năm 2013 bà tôi cũng mất. Cae hai người không đế lại di chúc. Sau khi bà mất, mảnh đất nêu trên do vợ chồng con trai cả là ông H quản lý, sử dụng. Năm 2015, ông H bán toàn bộ thửa đất nêu trên mà không có sự đồng ý của những người còn lại. Vậy xin hỏi, ông A như vậy có sai hay không, những người còn lại có quyền khởi kiện ông H hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Công ty Luật TNHH Thái Dương FDI Hà Nội. Về câu hỏi của bạn, Chúng tôi xin trả lời như sau:
TH của bạn nêu trên, về loại tranh chấp giữa ông H và những người còn lại là tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế. Ông A bà B mất không để lại di chúc, nên theo Bộ Luật dân sự, 04 người con là hàng thừa kế thứ nhất của ông bà. Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
Điều 651: Người thừa kế theo pháp luật
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
Như vậy, các con của ông A bà B là hàng thừa kế thứ nhất của ông bà, vì vậy, trong vòng 30 năm kể từ năm ông A bà B mất, họ vẫn có quyền khởi kiện ông A về tranh chấp quyền thừa kế đối với mảnh đất nêu trên.
Thưa Luật sư, bố mẹ tôi có một mảnh đất tại xã X. Năm 1998, Sau khi bố mẹ tôi mất, em trai tôi liền làm giả một tờ di chúc của bố mẹ với nội dung ông bà để lại toàn bộ mảnh đất trên cho em trai tôi nên cả gia đình không phát sinh tranh chấp gì. Ngày 01/02/2019, tôi phát hiện ra tờ di chúc nêu trên là giả. Nay tôi muốn yêu cầu Tòa án bác bỏ quyền thừa kế của em trai tôi theo di chúc nêu trên và thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên nó có được hay không?
Công ty Luật TNHH Thái Dương FDI Hà Nội rất cảm ơn bạn vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
– Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế:
Bộ Luật tố tụng 2015 quy định về thẩm quyền của Toà án như sau:
Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
– Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Căn cứ Luật đất đai 2013, Điều 106 quy định:
Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Vì vây, để bác bỏ và thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ của em trai bạn, bạn cần làm đơn khởi kiện em trai bạn ra Tòa án nhân dân Quận/Huyện nơi có đất để Tòa án giải quyết. Căn cứ vào Bản án của Tòa mới thu hồi lại GCNQSDĐ được.
Chi tiết liên hệ
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.