Di sản của một người sẽ được định đoạt theo ý chí của họ nếu có di chúc. Trường hợp không có di chúc, di sản sẽ được chia theo pháp luật. Vì vậy, nếu muốn tài sản của mình được chia theo đúng ý chí của mình thì cần biết cách lập di chúc để di chúc có hiệu lực pháp lực mà không bị vô hiệu. Các trường hợp di chúc vô hiệu?
Bộ luật Dân sự 2015 có định nghĩa di chúc là gì ở Điều 624:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc được hiểu là bằng chứng ghi lại ý chí, ý nguyện cuối cùng của một người, định đoạt tài sản của người đó sau khi chết cho người khác.
Để có thể chia di sản thừa kế của người đó theo di chúc, di chúc đó phải hợp pháp và đáp ứng điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Theo đó, di chúc vô hiệu được hiểu là di chúc không có hiệu lực pháp luật.
Di chúc được coi là vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ khi không đáp ứng được các điều kiện để di chúc hợp pháp hoặc thuộc các trường hợp không có hiệu lực của di chúc.
Di chúc chỉ cần không đáp ứng được một trong các điều kiện để di chúc hợp pháp cả về mặt nội dung hoặc hình thức theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì đều bị coi là vô hiệu.
Các trường hợp di chúc bị vô hiệu toàn bộ như sau:
Trường hợp này, nếu tất cả nội dung đều vi phạm thì di chúc sẽ bị vô hiệu toàn bộ.
Nếu chỉ có một nội dung vi phạm, không ảnh hướng đến các nội dung khác thì chỉ phần nội dung đó không có hiệu lực pháp luật.
Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Theo đó, di chúc bị vô hiệu toàn bộ khi:
Khi di chúc bị vô hiệu một phần thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật còn các phần di chúc khác vẫn có hiệu lực pháp luật.
Các trường hợp cụ thể:
Di chúc vô hiệu thì không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Toà án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu.
Khi Quyết định hoặc Bản án của Toà án tuyên bố di chúc vô hiệu một phần có hiệu lực pháp luật, phần nội dung di chúc không bị vô hiệu vẫn có hiệu lực thực hiện.
Nếu tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì toàn bộ tài sản thừa kế của người chết sẽ được phân chia theo pháp luật cho những người được thừa kế của người để lại di sản thừa kế.
Phần di sản thừa kế liên quan đến phần di chúc vô hiệu sẽ được chia theo pháp luật.
Nếu trường hợp phần di sản đó vi phạm pháp luật, như chỉ định tổ chức phản động hưởng di sản hoặc di sản được để lại cho những người thừa kế sử dụng vào các mục đích trái pháp luật (sử dụng cho mục đích khủng bố, buôn lậu, chứa mại dâm, tổ chức đánh bạc…) thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tịch thu.
Chi tiết liên hệ
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.