CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn pháp lý về Thừa kế - Di chúc

Có nhiều bản di chúc mà nội dung mâu thuẫn với nhau thì xử lý thế nào ?

  • cal 22/12/2023

Thưa luật sư, xin hỏi: Trường hợp có nhiều bản di chúc nhưng không xác định được thời điểm lập di chúc mà nội dung của các bản di chúc này không thống nhất, có mâu thuẫn với nhau (không xác định được đâu là bản di chúc sau cùng) thì giải quyết như thế nào? Có nhiều bản di chúc mà nội dung mâu thuẫn với nhau thì xử lý thế nào? Cảm ơn! (Ngô Ngọc Anh, Hải Phòng)

Trả lời:

Thực tế, có quan điểm cho rằng, trường hợp có nhiều bản di chúc nhưng không xác định được thời điểm lập di chúc mà nội dung của các bản di chúc không thống nhất, có mầu thuẫn thì coi như không có di chúc, không có di chúc nào có hiệu lực. Đây là quan điểm không đúng. Bởi vì, bản chất xã hội pháp luật của di chúc đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trước đây, Pháp lệnh Thùa kế năm 1990 chưa có quy định cụ thể để giải quyết vấn đề pháp lý này. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay đã có quy định về trường hợp có nhiều di chúc đối với một tài sản, thì chỉ bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực pháp luật (Điều 670 Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 667 B Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015).

Nếu không thể xác định được đâu là di chúc sau cùng thì coi như bản di chúc không xác định được là cùng thời gian với bản di chúc xác định được. Khi nội dung khác nhau thì phải áp dụng quy định về giải thích di chúc.

Lưu ý: quy định về việc giải thích di chúc qua các thời kỳ có sự khác nhau.

Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 không có quy định về việc giải thích di chúc.

–    Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 676) và Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 673) đều quy định cơ bản giống nhau, cụ thể:

Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đấy của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc, thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc, thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.”

–    Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định khác so với các quy định trước đây về việc giải thích di chúc. Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định giải thích nội dung di chúc như sau:

Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiêu cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thỉ chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực”.

Như vậy, điểm khác nhau giữa Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 là Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc giải thích di chúc trong trường hợp người thừa kế di chúc không thống nhất về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết còn theo Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 thì coi như không có di chúc và di sản được thừa kế theo pháp luật.

 

Chi tiết liên hệ

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.


Bài viết liên quan