CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn pháp lý về Thừa kế - Di chúc

Di sản đã chia, con riêng có thể kiện đòi tài sản không nếu có di chúc ?

  • cal 22/12/2023

Trong bài viết “Di sản đã chia, con riêng có thể kiện đòi tài sản không nếu có di chúc?” này, chúng ta sẽ thảo luận về những khía cạnh pháp lý và đạo đức liên quan đến quyền lợi của con cái riêng biệt trong việc phân chia di sản sau khi di chúc đã được thực hiện. Chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định pháp luật và các yếu tố quyết định liệu con cái có thể kiện đòi tài sản hay không, cũng như cách di chúc có thể tác động đến quyền lợi hợp pháp của họ. Những tình huống phức tạp và những nguyên tắc đạo đức xung quanh vấn đề này sẽ được khám phá để đưa ra cái nhìn toàn diện về thế giới pháp lý và đạo đức của di chúc và di sản.

Thưa luật sư, tôi gặp một tình huống này mong được hỗ trợ: A và B được thừa kế căn nhà và quyền sử dụng thửa đất do cha là ông c để lại. Năm 2017, Tòa án công nhận sự thỏa thuận của A và B về việc phân chia di sản, theo đó, B nhận giá trị nhà đất, A nhận toàn bộ nhà đất và đã làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Cuối năm 2017, A chuyển nhượng nhà đất này cho D. Sau khi D đã được đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, năm 2018, E là con riêng của ông c xuất trình di chúc hợp pháp, theo đó, ông c để lại toàn bộ nhà đất cho E. E khởi kiện tại Tòa án, yêu cầu được hưởng toàn bộ di sản theo đúng nội dung di chúc. Trường hợp này Tòa án phải giải quyết như thế nào? Cảm ơn!

Người hỏi: Trần Tráng (Tỉnh Lai Châu).

 

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2015 về di chúc bị thất lạc, hư hại thì:

“Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu”.

Do vậy, trường hợp này nếu di chúc là hợp pháp và còn trong thời hiệu yêu cầu chia di sản thì Tòa án sẽ phải chấp nhận yêu cầu khởi kiện của E xác định di chúc là hợp pháp và E được thừa kế toàn bộ di sản của ông c.

Tuy nhiên, do di sản thừa kế của ông c đã được phân chia theo quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do vậy, trước khi giải quyết yêu cầu khởi kiện của E cần phải xem xét, giải quyết theo thủ tục tái thẩm đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc phân chia di sản giữa A và B. Phải xác định di chúc do E xuất trình là tài liệu, chứng cứ có tình tiết mới quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc phân chia di sản giữa A và B.

Do D nhận chuyển nhượng nhà đất từ A một cách hợp pháp, ngay tình được bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thứ ba ngay tình, nên hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa A với D không bị vô hiệu. Do vậy, E chỉ có thể nhận lại là giá trị quyền sở hữu căn nhà và quyển sử dụng đất mà A đã chuyển nhượng cho D.

 

Chi tiết liên hệ

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.


Bài viết liên quan