CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn pháp lý về Thừa kế - Di chúc

Di sản là gì? Đặc trưng của di sản thừa kế?

  • cal 08/03/2023

Trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về di sản,  tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế và chế độ sở hữu mà trong từng thời kỳ, di sản được quy định một cách khác nhau..Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào và trong bất kỳ giai đoạn nào của một quốc gia thì khi nói đến di sản thừa kế đều phải nói đến các tài sản thuộc quyền sở hữu mà cá nhân đã để lại sau khi họ chết. Hệ luận của việc sở hữu nên muốn thực hiện việc thừa kế dù theo di chúc hay theo pháp luật thì việc đầu tiên và cơ bản nhất là phải xác định được tài sản nào thuộc quyền sở hữu của người chết để lại (nghĩa là phải xác định được di sản thừa kế). Nếu người chết không để lại di sản hoặc không xác định được di sản mà họ để lại thì không thể nói đến việc chia thừa kế. 

Muốn thực hiện việc thừa kế dù theo di chúc hay theo pháp luật thì việc đầu tiên và cơ bản nhất là phải xác định được tài sản nào thuộc quyền sở hữu của người chết để lại (nghĩa là phải xác định được di sản thừa kế). Nếu người chết không để lại di sản hoặc không xác định được di sản mà họ để lại thì không thể nói đến việc chia thừa kế. 

Di sản nói chung được hiểu theo hai nghĩa, theo nghĩa rộng thì di sản là tất cả những gì mà thời trước để lại, theo nghĩa hẹp thì di sản là tài sản của người chết để lại.

Bên cạnh đó, Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về khái niệm di sản như sau:

 “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Phần tài sản riêng của người để lại di sản cần được xác định dựa vào giấy tờ hợp pháp, tài liệu, căn cứ chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản.

Đối với tài sản nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng thì khi một trong hai người chết đi thì một nửa trong khối tài sản chung đó sẽ là di sản thừa kế của người chết.

Đối với phần tài sản chung với người khác bằng hình thức góp vốn, được tặng cho chung, thừa kế chung, mua chung với người khác thì di sản của người chết là phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết đó trong khối tài sản chung (dựa vào những thỏa thuận có từ trước đó hoặc các giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền xác nhận, ban hành.

Di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân mà họ để lại sau khi chết bao gồm vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, quyền tài sản. cụ thể hơn, di sản mà người chết để lại bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đó, các quyền tài sản bao hàm cả quyền đối với tác phẩm, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng đất đai được coi là một loại tài sản thuộc quyền sở hữu của người có quyền đó nên quyền sử dụng đất đai cũng là một loại di sản và được để lại thừa kế theo qui định về chuyển quyền sử dụng đất.

Đặc trưng của di sản thừa kế

Theo nguyên tắc một người còn sống sẽ xác lập các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật về sở hữu đối với các loại tài sản.

Còn di sản thừa kế lại có tính đặc thù của nó, chỉ phát sinh khi có cái chết của một người nào đấy. Vì vậy tại thời điểm đó sẽ phát sinh thừa kế và các quan hệ thừa kế đối với di sản.

Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng để xác định được tài sản, quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản . Đây cũng là điểm mấu chốt để nhận biết sự khác nhau giữa di sản và tài sản. Trước khi 1 người chết thì được gọi là tài sản nhưng sau khi mất thì được chuyển thành di sản.

  Di sản đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, nếu không thì sẽ coi như người chết không để lại di sản.

 Tài sản đó phải là tài sản được phép lưu thông dân sự. Hay nói cách khác, những tài sản đó phải là tài sản hợp pháp.

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com / http://luatsugioivietnam.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan