CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn pháp lý về Thừa kế - Di chúc

ĐÒI ĐẤT THỪA KẾ

  • cal 03/11/2023

Bài viết này sẽ đưa ra một cái nhìn sâu hơn về vấn đề ‘đòi đất thừa kế’, một chủ đề nhạy cảm và phức tạp trong lĩnh vực pháp luật và quản lý tài sản. Chúng ta sẽ tìm hiểu về quyền và quy định liên quan đến việc yêu cầu đất thừa kế, cũng như các yếu tố và quy trình liên quan đến quá trình này.

Bài viết sẽ trình bày về quyền của người yêu cầu đất thừa kế, quyền của những người có liên quan khác, và cách mà hệ thống pháp luật quy định và xử lý tranh chấp về đất thừa kế. Bằng cách làm rõ những khía cạnh này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về quá trình đòi đất thừa kế và cách đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc quản lý tài sản gia đình và thừa kế.

Các hình thức thừa kế theo pháp luật Việt Nam

Hiện nay có hai hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự đó là: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế theo ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết. Việc thừa kế theo di chúc phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng và phải được người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế theo hành thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Việc thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không được lập thành văn bản. Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của Toà án về phân chia di sản.

Đòi đất thừa kế khi không có di chúc.

Theo quy định pháp luật thì khi người có tài sản mất mà không để lại di chúc thì khi chia tài sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Di sản thừa kế chia theo pháp luật là được chia theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản. Các đồng thừa kế sẽ đều được chia tài sản thừa kế và được hưởng phần di sản bằng nhau không phân biệt gái trai hay đã lập gia đình hay chưa.

Những người thừa theo pháp luật được chia theo hàng thừa kế theo Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015. Theo quy định người thừa kế phải là những người còn sống vào thời điểm thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để di sản chết.

Việc chia di sản thừa kế sẽ chia theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất; nếu trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hoặc từ chối hưởng, không được hưởng hoặc bị truất quyền hưởng tài sản thừa kế thì mới xét đến hàng thứ hai.

Với trường hợp đòi đất thừa kế, người thừa kế cần phải lưu ý thời hiệu liên quan đến chia di sản thừa kế sau:

+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản

+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Khi người thừa kế có tranh chấp và muốn đòi lại quyền nhận thừa kế thì sẽ tiến hành khởi kiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người thừa kế cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

+ Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23-DS)

+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

+ Bản kê khai các di sản;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ, biên bản hoà giả tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có)

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết. Nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ và vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Nộp án phí

Người khởi kiện sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp án phí trước và nộp lại biên lai cho Toà án

Bước 4: Thông báo thụ lý

Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Người lập di chúc để lại tài sản cho ai cũng được có đúng không? Đòi lại đất thừa kế trong trường hợp có di chúc?

Theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quyền của ngừi lập di chúc, theo đó người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Từ những quy định trên, một người có đủ minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc mà không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép thì có quyền lập di chúc, định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ ai.

Tuy nhiên theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc bao gồm những người sau:

  1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

  1. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này

Như vậy theo quy định pháp luật trên, trong trường hợp người trong hàng thừa kế có đủ quyền được hưởng di sản mặc dù không có tên trong di chúc thì vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Tổng kết lại những nội dung trên, người để lại di chúc có thể định đoạt tài sản đất cho bất kỳ ai. Nếu không có di chúc thì di sản để lại từ người đã mất sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế theo thứ tự từng hàng. Ngoài ra mặc dù có thể người thừa kế không có tên trong di chúc nhưng vẫn có quyền được hưởng một phần di sản đất theo luật định. Nếu có tranh chấp thì người thừa kế có quyền khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền.

Trên đây là những nội dung quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề đòi quyền thừa kế. Nếu có thắc mắc xin quý khách vui lòng liên hệ tới Công ty TNHH Luật Thái Dương.

 

Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan