CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn pháp lý về Thừa kế - Di chúc

Lập di chúc có sự tham gia của Luật sư.

  • cal 09/03/2023

Di chúc muốn được công nhận hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện: (Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự)

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép ;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật.

– Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Ngoài ra, nếu người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ lập di chúc thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Các hình thức lập di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. (theo Điều 627 Bộ luật Dân sự)

 Theo Điều 628 BLDS quy định rõ như sau:

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì người lập di chúc có thể tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc nhưng phải có ít nhất 02 người làm chứng nếu không tự mình viết di chúc được và phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng này.

– Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực thì người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

– Đối với di chúc miệng chỉ được công nhận hợp pháp khi được đảm bảo lập bởi người có tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản được và sau 03 tháng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ

Theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Theo đó, việc lập di chúc ở văn phòng luật sư thuộc trường hợp lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng và không áp dụng với một số trường hợp mà di chúc bắt buộc phải được lập ở văn phòng công chứng/phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (được công chứng, chứng thực) như di chúc của người bị hạn chế về thể chất, di chúc của người không biết chữ, di chúc miệng, di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài, thay vì lập ở văn phòng luật sư.

Như vậy, pháp luật không yêu cầu làm di chúc phải có luật sư, luật sư chỉ đóng vai trò là người tư vấn soạn thảo và người làm chứng chứ không thể công chứng hay chứng thực di chúc.

Lợi ích của việc lập di chúc có luật sư là với sự am hiểu pháp luật về dân sự của luật sư thì chắc chắn giá trị pháp lý của di chúc sẽ chắc chắn hơn.

Tại sao nên cần Luật sư tư vấn khi lập di chúc

Trong đời sống pháp lý thường ngày thì việc lập di chúc là việc tưởng như bình thường và đơn giản tuy nhiên đã có nhiều trường hợp di chúc được lập mà không có giá trị pháp lý. Điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của những người được hưởng di sản theo di chúc mà về mặt tâm linh thì cũng có thể nói người chết đi cũng không thể “nhắm mắt xuôi tay” vì ý nguyện của mình đã không được thực hiện.

 Vì sao lại có chuyện Di chúc được lập lại không thể có hiệu lực pháp luật? Mặc dù pháp luật dân sự quy định rất rõ Di chúc có nhiều hình thức lập di chúc đó là: di chúc miệng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc được công chứng hoặc chứng thực và dù được lập bằng hình thức nào thì bản di chúc cũng đều có giá trị pháp lý ngang nhau.  

 Tuy việc lập di chúc có nhiều hình thức và đều có giá trị pháp lý ngang nhau như vậy nhưng vấn đề quan trọng nhất đó là nội dung di chúc và quá trình lập di chúc đó có tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hay không?

Việc lập di chúc phải được Luật sư là người am hiểu pháp luật sâu sắc tư vấn và soạn thảo thì mới đảm bảo nội dung di chúc đúng, đủ đồng thời đảm bảo quá trình lập di chúc đúng quy định pháp luật.

Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp tự mình lập di chúc nhưng cuối cùng di chúc đều không có giá trị ví dụ như có cụ sức yếu tuổi già không thể viết nhờ hàng xóm viết hộ rồi cụ ký tên vào đó đem cất rất kỹ nghĩ rằng mình ký vào đó là được rồi đến khi con cháu đem ra thực hiện thì không có giá trị vì trong trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng như vậy thì buộc người có di chúc phải tự mình viết toàn bộ di chúc hoặc cũng có cụ nhờ đến ba bốn người làm chứng cho mình lập di chúc nhưng lại đến gặp từng người làm chứng một nhờ họ ký trước rồi mới mang về nhà ký sau cho tiện và bản Di chúc này cũng không giá trị pháp lý từ đó xảy ra những mâu thuẫn tranh chấp gay gắt trong gia đình.

Từ đó có thể thấy Luật sư giữ vai trò quan trọng việc tư vấn và soạn thảo di chúc. Nếu không có sự tư vấn của người Luật sư thì dễ dẫn tới những bản di chúc đó không có giá trị pháp lý và cũng rất có thể từ đó sẽ để lại những hậu quả khôn lường về mặt tình cảm gia đình, dòng tộc mà điều đó lại xuất phát từ việc tưởng chừng vô cùng đơn giản “lập di chúc”.

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com / http://luatsugioivietnam.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan