Lựa chọn Hợp đồng tặng cho QSDĐ hay Di chúc thừa kế QSDĐ cho con? (ảnh minh họa)
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 có giải thích chuyển QSDĐ là việc chuyển giao QSDĐ từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng QSDĐ.
Cha mẹ chuyển nhượng QSDĐ cho con phải thực hiện bằng hợp đồng được lập thành văn bản, để việc thực hiện chuyển nhượng QSDĐ có hiệu lực pháp luật thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bao gồm:
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Lưu ý: Việc cha mẹ chuyển nhượng QSDĐ cho con theo hợp đồng giao dịch dân sự thì hiệu lực của hợp đồng sẽ có hiệu lực theo thỏa thuận mà khi có hiệu lực thì bên nhận chuyển nhượng sẽ có toàn quyền quyết định đối với thửa đất nhận chuyển nhượng.
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 có giải thích di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc là hình thức chuyển quyền thừa kế tài sản được sử dụng nhiều nhất trong đó có QSDĐ và tài sản gắn liền với đất.
Căn cứ theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực lập di chúc được xác định như sau:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 hình thức của di chúc bao gồm: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
+ Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
+ Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Như vậy, việc lựa chọn giữa việc lập di chúc hay chuyển nhượng QSDĐ cho con là quyền của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu chọn sang tên cho con thì QSDĐ ngay lập tức thuộc về con và người nhận chuyển nhượng có toàn quyền quyết định từ thời điểm có hiệu lực, còn di chúc cho con thì chỉ khi người lập di chúc qua đời mới có hiệu lực lực.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội