Thưa luật sư, xin hỏi: Di chúc của một người định đoạt cả tài sản chung với người khác (không phải là vợ hoặc chồng) có hợp pháp hay hợp pháp một phần? Một người lập di chúc định đoạt tài sản chung với người khác có đúng luật không? Pháp luật Việt Nam quy định và xử lý trường hợp này như thế nào ạ ? Cảm ơn! (người hỏi: Đồng Xuân Thưởng, Tp Hải Phòng)
Trả lời:
Trường hợp này khác với trường hợp tại Câu hỏi 31 về định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Đây là trường hợp một người cùng sở hữu chung với người khác (không phải là vợ hoặc chồng), khi chết người này lập di chúc định đoạt cả tài sản của người khác trong khối tài sản thuộc sở hữu chung. Ví dụ Một người chỉ sở hữu 1/3 căn nhà nhưng người đó người lập di chúc định đoạt 1/2 căn nhà cho người khác.
Về nguyên tắc thì một người được định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung nếu phần tài sản đó được xác định trong khối tài sản chung. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự quy định sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất (khoản 2 Điều 207 Bộ luật dân sự năm 2015). Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia (khoản 1 Điều 210 Bộ luật dân sự năm 2015). Việc định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bản cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiền mua, chủ sở hữu chung theo phẫn trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì di chúc của một người định đoạt cả tài sản chung với người khác (không phải là vợ hoặc chồng) chỉ hợp pháp đối với phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung.
Ví dụ: Di chúc về tài sản chung với một người khác (không phải vợ hoặc chồng) định đoạt tới 2/3 tài sản trong khi chỉ có quyền với 1/2 tài sản thì chỉ có hiệu lực với 1/2 tài sản đó.
Chi tiết liên hệ
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.