Thưa luật sư, xin hỏi: Người quản lý di sản thừa kế (quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2015) có được thanh toán công sức quản lý di sản hay không? Người quản lý di sản thừa kế có được thanh toán công sức quản lý di sản hay không? Căn cứ để Tòa án xác định công sức của người quản lý di sản? Cảm ơn! (Hải Băng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội).
Trả lời:
Cần phân biệt người quản lý di sản quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2015 nêu trên với người đang quản lý di sản hoặc người đã có thời gian quản lý di sản.
– Khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. ”
– Đồng thời, các khoản 1,2 Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định:
“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chỉ phí bảo quản di sản.
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.”
Trong thực tiễn, khi giải quyết các vụ án dân sự thì yêu cầu về tính công sức của một trong các bên đương sự là yêu cầu thường được đặt ra.
Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc tính công sức cho người quản lý di sản. Tuy nhiên, việc tính công sức quản lý di sản cho người quản lý di sản đó là cần thiết.
Có thể thấy, công sức bao gồm nhiều loại như:
1) Công sức tạo lập tài sản, phát triển tài sản;
2) Công sức giữ gìn tài sản;
3) Công sức bảo quản tài sản;
4) Công sức tôn tạo tài sản;
5) Công sức làm tăng giá trị của tài sản…
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì:
“1. Đương sự có quyên quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyên giải quyết vụ việc dàn sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu câu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”.
Tuy nhiên, riêng vụ án chia thừa kế thì không cần có yêu cầu riêng về công sức quản lý di sản, họ yêu cầu được chia phần nhiều hơn các thừa kế khác hoặc cho rằng tài sản mình đang quản lý là của mình thì cũng coi là họ có yêu cầu về công sức quản lý.
Thực tiễn xét xử thường tính công sức cho người trực tiếp quản lý di sản với thời gian dài một khoản đền bù tương ứng với một kỷ phần thừa kế trong vụ án đó.
Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Án lệ số 05/2016/AL (được thông qua ngày 06/4/2016) có nội dung về việc tính công sức của người quản lý tài sản là di sản thừa kế. Khi giải quyết vụ việc tranh chấp thừa kế cần áp dụng hoặc vận dụng án lệ nêu trên để xem xét công sức của người quản lý di sản thừa kế nếu có.
Lưu ý: Công sức quản lý di sản khác với chi phí bảo quản di sản, thù lao do quản lý di sản.
Chi tiết liên hệ
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.