CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn pháp lý về Thừa kế - Di chúc

Quyền thừa kế tài sản của con cái theo quy định pháp luật

  • cal 16/12/2023

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản của người khác. Quan hệ thừa kế là quan hệ thường phát sinh giữa những người có cùng huyết thống giữa cha mẹ con cái, anh chị em, ông bà cô dì chú bác,… Vấn đề thường được nhiều người quan tâm hơn cả là luật chia tài sản cho con cái như thế nào? Quyền thừa kế tài sản của con cái theo quy định pháp luật?

Quyền thừa kế tài sản của con cái theo di chúc

Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc. Tức là, trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.

Việc phân chia di sản như thế nào được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, điều này đã được thể hiện tại Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trong đó, khoản 1 và khoản 2 quy định rõ quyền của người lập di chúc, đó là chỉ định người thừa kế và phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Theo đó, nếu con cái được cha mẹ chỉ định trong di chúc hợp pháp, cho hưởng di sản thừa kế thì được quyền hưởng di sản thừa kế theo phần di sản được xác định rõ trong di chúc.

Trường hợp đặc biệt, mặc dù, con không được định đoạt tài sản theo di chúc nhưng vẫn được hưởng di sản thừa kế bởi mối quan hệ huyết thống đặc biệt giữa cha mẹ với con.

Trường hợp này được quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015.

Theo đó, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Quyền thừa kế tài sản của con cái theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015).

Theo Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản bao gồm:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Vậy, trong những trường hợp di sản thừa kế được chia theo pháp luật như trên, con cái có được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ không?

Để tiến hành chia thừa kế cần xác định hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.

Theo đó, con được xác định thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Và theo nguyên tắc ưu tiên hàng thừa kế thứ nhất quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì con cái được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật từ cha mẹ.

Phần di sản được hưởng bằng với suất của những người thừa kế cùng hàng thừa kế khác.

Có thể thấy, luật chia tài sản cho con cái khi cha mẹ chết đi như vậy là phù hợp với truyền thống đạo đức, tư tưởng văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn giải đáp thắc mắc quyền thừa kế tài sản của con cái theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Chi tiết liên hệ

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.


Bài viết liên quan