CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tư vấn pháp lý về Thừa kế - Di chúc

Thành phần và cách xác định di sản thừa kế.

  • cal 08/03/2023

Tài sản riêng của người chết 

 Đây là phần tài sản mà mỗi một cá nhân đều có được thông qua lao động sản xuất hoặc các giao dịch dân sự hợp pháp. Tài sản riêng của người chết được hiểu là toàn bộ tài sản mà thuộc sở hữu của cá nhân người đó, vì thế khi thực hiện các quyền năng về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản, cá nhân không bị chi phối bởi bất kỳ một chủ thể nào, trừ sự chi phối của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Dân sự 2015, sở hữu riêng và tài sản riêng được quy định như sau:

Tài sản riêng của cá nhân là những tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng và giá trị. Tài sản riêng của cá nhân có thể được hình thành từ các nguồn như thu nhập từ lao động sản xuất, kinh doanh, được tặng cho riêng, được thừa kế riêng, quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, thu nhập khác.

Theo quy định của Luật Hôn nhân & gia đình 2014, vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng có thể được hình thành từ nguồn sau:

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân & gia đình. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đã chia là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;

– Tài sản khác mà theo quy định pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.

Để tạo dựng cơ sở vật chất cho gia đình, khi còn sống cả vợ và chồng đều phải cùng nhau lao động. Thu nhập của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân làm hình thành khối tài sản chung của vợ chồng.Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng còn có thểđược hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc của chồng trong trường hợp đồng ý nhập tài sản đó vào khối tài sản chung. Vậy, tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau:

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân & gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

– Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân khi vợ chồng đã thực hiện chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định.

– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

– Tài sản hình thành trong trường hợp vợ, chồng tự nguyện nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

– Từ thời điểm việc phân chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

– Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

Khối tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, và một phần hai khối tài sản chung đó được xác định là di sản của người đã chết.

Đối với trường hợp một người đàn ông có nhiều vợ mà các cuộc hôn nhân đó đều được pháp luật thừa nhận và các người vợ đó đều cùng nhau làm ăn chung sống với chồng thì khi người chồng chết, một phần trong tổng khối tài sản chung đó (khi được chia đều cho số họ) sẽ thuộc về di sản của ông. Nếu một trong số các bà vợ chết trước thì một phần tài sản đó cũng thuộc về di sản của họ.

Tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.

Đây là phần tài sản mà người để lại di sản khi còn sống tạo lập cùng với người khác, có thể là phần vốn góp mua để sắm tài sản nhất định cùng sản xuất kinh doanh chung, có thể là phần vồn góp trong một công ty, có thể là các tài sản để dùng chung vơi người khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung như sau:

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật và theo tập quán.

Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung của các thành viên trong gia đình được quy định như sau:

– Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

– Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật dân sự 2015.

Phân chia di sản trong một số trường hợp cụ thể

Theo quy định tại Điều 662 BLDS, việc phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì được giải quyết như sau:

– Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com / http://luatsugioivietnam.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan