Xin chào Luật sư, chồng tôi giả mạo chữ ký của tôi để thế chấp mảnh đất chung của hai vợ chồng vay ngân hàng khoản tiền 1 tỷ để đầu tư. Tôi hoàn toàn không biết về vấn đề này cho đến khi nhận được thông báo của ngân hàng. Tôi rất hoang mang và suy sụp vì hiện tại hai vợ chồng tôi đã chuẩn bị ly hôn mà tôi phải gánh khoản nợ của chồng. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp giả mạo chữ ký vay tiền ngân hàng thì cần xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho Luật sư. Vấn đề của chị chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết “Giả mạo chữ ký vay tiền ngân hàng” dưới đây.
Chữ ký được hiểu là ký hiệu của cá nhân được thể hiện trên các văn bản, giấy tờ để minh chứng cho sự chấp thuận, sự hiện diện của người đó đối với nội dung của văn bản, giấy tờ đó.
Do bản chất của chữ ký mang yếu tố cá nhân do chính người đó sáng tạo ra thể hiện dấu ấn của họ nên việc một chữ ký của một người bị trùng lặp là điều khó có thể xảy ra.
Giả mạo chữ ký của người khác được hiểu là hành vi sao chép, bắt chước lại chữ ký của người khác nhằm mục đích vụ lợi trái pháp luật.
Hành vi giả mạo chữ ký ngày nay rất thường thấy trong các giao dịch dân sự, đặc biệt là trong hợp đồng dân sự và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Có thể kể đến một số các hành vi sau:
Theo quy khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch và Bộ luật dân sự năm 2015 quy định khi giao dịch tài sản chung bắt buộc phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng…”
Như vậy, Chị muốn đến ngân hàng tiến hành các thủ tục tất toán các khoản vay với ngân hàng để giải chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của 2 vợ chồng thì chị cần phải có văn bản uỷ quyền của chồng chị.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp này, hai vợ chồng chị cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc chồng chị nhờ người khác giả mạo chữ ký của chị để thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, giao dịch dân sự thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền tại ngân hàng có thể được xác định vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Ngoài ra, hành vi nhờ người ký giả chữ ký của chị để thế chấp đất vay tiền ngân hàng có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó, chồng chị và người được nhờ ký giả có thể phải đối diện với trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mức xử phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 12 năm, 20 năm và tù chung thân.
Hành vi giả mạo chữ ký người khác khi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm và chưa gây ra mức độ nguy hiểm cao cho xã hội thì hành vi này có thể bị xử phạt hành chính với hình thức chủ yếu là phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung khác theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể, một số các trường hợp sau đây có thể bị xử phạt vi phạm hành chính:
Hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên các tác phẩm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
Khi trường hợp chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
Hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải tỏa kê biên để thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Khi hành vi giả mạo chữ ký người khác có thể gây nguy hiểm và đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, thì hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh sau:
Hành vi giả mạo chữ ký người khác sẽ cấu thành tội phạm khi người phạm tội thực hiện hành vi gian dối giả mạo chữ ký tên các loại giấy tờ, hợp đồng…làm cho người khác tin rằng đó là thông tin đúng sự thật và tự nguyện giao tài sản của họ.
Đối với tội danh này, khung hình phạt thấp nhất có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Hành vi giả mạo chữ ký sẽ cấu thành Tội giả mạo trong công tác khi người phạm tội vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ quyền hạn.
Đối với tội danh này, khung hình phạt thấp nhất có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; còn khung hình phạt cao nhất là phạt từ từ 12 năm đến 20 năm.
Vấn đề “Giả mạo chữ ký vay tiền ngân hàng” đã được Luật sư giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật Thái Dương chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp . Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội