Tôi có một câu hỏi liên quan đến vấn đề hiếp dâm người già. Cho tôi hỏi hiếp dâm người già bị phạt bao nhiêu năm tù? Có khởi tố vụ án này khi không có yêu cầu của bị hại không?
Người hiếp dâm người già có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
“Tội hiếp dâm
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát
Theo đó, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội thì người hiếp dâm người già có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 141 nêu trên, với mức phạt cao nhất là tù chung thân.
Đồng thời người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 thì người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Việc hiếp dâm người già có là tình tiết tăng nặng của tội hiếp dâm không được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
“Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên.
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội.
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Theo quy định trên, nếu bị hại trong trường hợp này là người từ đủ 70 tuổi trở lên thì có thể được xem tình tiết tăng nặng của tội hiếp dâm.
Còn nếu bị hại từ đủ 60 đến dưới 70 tuổi thì không được xem làm tình tiết tăng nặng của tội hiếp dâm.
Theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
“Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
…”
Như vậy, vụ việc hiếp dâm người già thuộc trường hợp phạm tội hiếp dâm theo Điều 141 của Bộ luật Hình sự.
Nếu người phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 141 thì vụ án chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Ngược lại, nếu người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự các khoản khác của Điều 141 thì vụ án này vẫn được khởi tố dù không có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội