Giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, trật tự, và an toàn xã hội, cùng với việc bảo đảm sự công bằng xã hội và tăng cường hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quá trình này đóng góp vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Để thực hiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai một cách hiệu quả, người quản lý cần phải hiểu rõ và tuân thủ mọi quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục và thẩm quyền trong việc xử lý tranh chấp đất đai.
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết[2]. Như vậy tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận tức là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện nay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất hoặc các loại giấy từ quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013 (như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; …) và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Thủ tục giải quyết là thủ tục tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013.
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau[3]:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết như trên. Cũng theo quy định trên thì Tòa án nhân dân vẫn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự đối với tranh chấp đất đai nói trên nếu được đương sự lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 mà đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau[4]:
– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
– Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Dân gian có câu: “Hậu hôn, điền thổ, vạn cổ chi thù”. Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp quyết liệt, dai dẳng và chiếm một tỉ lệ cao trong các tranh chấp mà hàng năm cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết. Trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan chặt chẽ với những quy định của pháp luật có liên quan như: pháp luật hòa giải ở cơ sở, pháp luật khiếu nại, pháp luật tố tụng hành chính, pháp luật tố tụng dân sự…Do đó, các chủ thể pháp luật từ người dân, các tổ chức, cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nắm vững những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và những quy định của pháp luật có liên quan, từ đó mới thực hiện tốt việc giải quyết tranh chấp đất đai, đảm bảo an ninh, trật tư, an toàn xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân./.
Ths. Lê Trung Quân
Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp
Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội