CÔNG TY LUẬT TNHH
THÁI DƯƠNG FDI HÀ NỘI

Tin Tức

So sánh sự khác nhau giữa giấy mời và giấy triệu tập

  • cal 31/10/2023

 

Tiêu chí Giấy mời Giấy triệu tập
Cơ sở pháp lý Hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về giấy mời. Được quy định rải rác trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại các Điều: 60, 61, 62, 66,…
Khái niệm Giấy mời được hiểu là loại giấy thông thường được sử dụng trong những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Tòa án) nói chung mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc.

 

Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Do đó, chỉ Điều tra viên (cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác trong công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra), Kiểm sát viên và Thẩm phán là có thẩm quyền ký và sử dụng giấy này.
Thẩm quyền ban hành Thông thường do các Cơ quan tiến hành tố tụng ban hành. Do các Cơ quan tiến hành tố tụng ban hành. Các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay bao gồm:

– Cơ quan điều tra,

– Viện kiểm sát,

– Tòa án.

Chủ thể bị áp dụng Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có liên quan hoặc biết về vụ việc – Bị can, bị cáo;
– Người bị hại;
– Đương sự;
– Người có quyền và nghĩa vụ liên quan;
– Người tố giác, báo tin về tội phạm; người bị tố giác;
– Người bào chữa;
– Người làm chứng;
– Người giám định
– Người định giá tài sản;
– Người phiên dịch
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Giai đoạn áp dụng Thường giấy mời được sử dụng trong giai đoạn chưa khởi tố vụ án hình sự. Giấy triệu tập được sử dụng khi đã có quyết định khởi tố vụ án rồi, vì một khi có quyết định khởi tố vụ án thì tư cách của những người tham gia tố tụng mới được xác định.
Tính bắt buộc phải thi hành Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được “giấy mời” của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.

Theo đó, giấy mời làm việc không tạo ra nghĩa vụ buộc bạn phải có mặt làm việc nếu bạn không phải là người tham gia tố tụng, thực tế bạn có thể đến hoặc không đến. Tuy nhiên, trên tinh thần hợp tác, bạn cần có mặt để làm việc làm rõ vụ việc. Còn trong trường hợp không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời thì bạn có thể làm đơn từ chối có nêu lý do vắng mặt rồi gửi đến cơ quan công an. Sau đó, bạn nên đến cơ quan công an trong thời gian sớm nhất để hợp tác làm rõ vụ việc.

Người nhận được giấy triệu tập bắt buộc phải có mặt.
Hậu quả thi hành Vì không mang tính bắt buộc nên việc bạn không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải hay quyết định truy nã.
Lưu ý chung Theo quy định tại tiểu mục 1.4 phần 1 Thông tư 01/2006/TT-BCA thì giấy triệu tập và giấy mời có quy định một số điểm chung như sau:

– Pháp luật nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian; về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời.

– Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.

 

Tiêu chí Giấy triệu tập Giấy mời
Căn cứ pháp lý Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Chưa có văn bản hay điều luật quy định
Trường hợp áp dụng Chỉ áp dụng trong quá trình hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tố tụng (đã khởi tố vụ án) Được sử dụng trong các hoạt động không thuộc phạm vi của tố tụng hình sự (chưa khởi tố vụ án)
Chủ thể áp dụng – Các cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
– Viện kiểm sát
– Tòa án
– Cá nhân, tổ chức

– Cơ quan Nhà nước

Chủ thể bị áp dụng – Bị can, bị cáo
– Người bị hại
– Đương sự
– Người có quyền và nghĩa vụ liên quan
– Người tố giác, báo tin về tội phạm; người bị tố giác.
– Người bào chữa
– Người làm chứng
– Người giám định
– Người định giá tài sản
– Người phiên dịch
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có liên quan hoặc biết về vụ việc
Tính chất Mang tính bắt buộc, nếu có giấy triệu tập thì người có tên trong giấy triệu tập phải có mặt để làm việc Chưa có quy định bắt buộc nên được hiểu là người có tên trong giấy mời có thể tuỳ theo điều kiện mà lựa chọn giữa việc có mặt hoặc không có mặt
Hậu quả Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải hay quyết định truy nã Vì không mang tính bắt buộc nên nếu không có mặt thì không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật (Nếu không đến được có thể gửi đơn nêu lý do cho cơ quan đã gửi giấy mời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra)

 

Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội


Bài viết liên quan