Cho tôi hỏi người thu mua tài sản có được do trộm cắp bị phạt tù bao nhiêu năm? Người thu mua tài sản có được do trộm cắp có bị tịch thu tài sản hay không? Thu mua nhưng không biết tài sản có được do trộm cắp có phải hoàn trả lại tài sản hay không?
Hành vi thu mua tài sản có được do trộm cắp được quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
…”
Theo đó, người thu mua tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù sau đây:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
Trong trường hợp người thu mua tài sản không biết tài sản mình thu mua có được do trộm cắp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
Hành vi thu mua tài sản có được do trộm cắp được quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
…
Theo đó, người thu mua tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản và như đã phân tích, trong trường hợp người thu mua tài sản không biết tài sản mình thu mua có được do trộm cắp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
Giao dịch được thực hiện giữa người thu mua tài sản và người bán tài sản có được do trộm cắp được quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Theo đó, giao dịch giữa người thu mua tài sản và người bán tài sản có được do trộm cắp được xác định là giao dịch vô hiệu vì nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của luật khi người bán không phải là chủ sở hữu của tài sản nhưng lại bán cho người thu mua, tài sản giao dịch mua bán là do phạm tội mà có.
Xét trường hợp người thu mua tài sản không biết nguồn gốc tài sản là do trộm cắp mà có, ở đây người thu mua được xác định là người chiếm hữu ngay tình, tuy nhiên theo Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Bênh cạnh đó, do giao dịch mua bán trong trường hợp này được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu nên việc giải quyết hậu quả pháp lý được thực hiện theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Như vậy, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản đã được thu mua do trộm cắp mà có và người thu mua có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản và bồi thường các thiệt hại phát sinh nếu có.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội