Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một cách để bạn đảm bảo cho tương lai về sự an toàn tài chính và trợ cấp xã hội khi bạn rời khỏi lĩnh vực làm việc chính. Đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện là quá trình quan trọng để bảo vệ quyền lợi tài chính và sức khỏe của bạn trong trường hợp bạn muốn duy trì đủ các quyền lợi và trợ cấp xã hội sau khi rời bỏ công việc chính hoặc không thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khái niệm Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Người dân có nhu cầu mua BHXH tự nguyện thì liên hệ cơ quan BHXH nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú) hoặc các đại lý thu BHXH, BHYT (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện) để được hướng dẫn thủ tục và lựa chọn mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện phù hợp với thu nhập của mình.
Chế độ của BHXH tự nguyện
Theo khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể:
– Hưởng lương hưu hàng tháng;
– Nhận trợ cấp một lần;
– Trợ cấp mai táng;
– Trợ cấp tuất một lần;
– Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.
*Mức hưởng lương hưu:
Theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng tính:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
*Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Theo khoản 2 Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp một lần được tính như sau: Mỗi năm người tham gia BHXH tự nguyện đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
*Mức hưởng BHXH một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH trước 2014.
– 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH từ 2014 trở đi.
Trường hợp thời gian đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm thì hưởng mức bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); nộp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
– Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và mục 2.4 nộp cho Đại lý thu.
– Đại lý thu lập Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS), Tờ khai Mẫu TK1-TS của người tham gia nộp cho cơ quan BHXH.
Bước 2. Đóng tiền
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm: Sổ BHXH; Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) và tiền hoàn trả theo hình thức đã đăng ký.
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện:
Thời hạn thực hiện:
– Trường hợp đóng trực tiếp: nhận kết quả luôn trong ngày tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
– Người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu: nhận kết quả tại Đại lý thu.
– Đối với người tham gia đóng thông qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký nhận kết quả theo hình thức đăng ký.
Lệ phí: Chỉ cần nộp tiền đóng BHXH chứ Không mất lệ phí thực hiện thủ .
Theo quy định tại STT 2.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định đối tượng thực hiện thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là cá nhân.
Trường hợp áp dụng thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Đối với quy định về trình tự thực hiện thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì tại STT 2.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định như sau:
(1) Bước 1: Đăng ký tài khoản
Truy cập địa chỉ https://dichvucong.gov.vn, chọn mục “Đăng ký” (tải về hướng dẫn đăng ký tài khoản, thực hiện theo hướng dẫn).
(2) Bước 2: Thanh toán trực tuyến
Trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, chọn menu “Thanh toán trực tuyến/Đóng tiếp BHXH tự nguyện, gia hạn BHYT”, sau đó chọn “Đóng tiếp BHXH tự nguyện”. Ở bước này, chọn Ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH. Tiếp đó, bấm nút “Thanh toán”.
(3) Bước 3: Lựa chọn ngân hàng trung gian thanh toán
Màn hình cổng thanh toán – Payment Platform sẽ hiển thị để lựa chọn Ngân hàng hoặc trung gian thanh toán mà người tham gia mở tài khoản để thực hiện việc thanh toán. Sau khi chọn ngân hàng, bấm nút “Thanh toán”. Hệ thống sẽ điều hướng qua ngân hàng người tham gia mở tài khoản
(4) Bước 4: Đăng nhập tài khoản ngân hàng người tham gia mở tài khoản để thực hiện thanh toán
– Người tham gia đăng nhập vào tài khoản ngân hàng.
– Hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán một lần nữa để xác nhận. Nếu các thông tin đã chính xác, bấm nút “Xác nhận”.
– Xác nhận việc thanh toán bằng cách nhập mã OTP do Ngân hàng gửi đến
(5) Bước 5: Thanh toán thành công
Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng DVC Quốc gia với thông báo “Thanh toán thành công”.
+ Nhấn “Tải biên lai” để tải về biên lai thanh toán.
+ Nhấn “Lịch sử giao dịch” để xem lại lịch sử các lần giao dịch. Tại màn hình lịch sử giao dịch, đơn vị có thể tải lại biên lai thanh toán (nếu cần) bằng cách nhấn vào dòng chữ “Xem biên lai”.
Sau khi thực hiện thanh toán thành công, Hệ thống giao dịch điện tử của BHXH Việt sẽ gửi tin nhắn thông báo tới số điện thoại đã đăng ký với cơ quan BHXH.
Trong trường hợp người lao động muốn tham gia BHXH tự nguyện (đăng ký lần đầu, đăng ký lại hoặc điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện) sẽ phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đến đại lý thu hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Hồ sơ mua BHXH tự nguyện
Người đăng ký BHXH tự nguyện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
Mẫu tờ khai mới nhất tính đến năm 2022 hiện tại đang là mẫu TK1-TS theo quyết định 505/QĐ-BHXH
Đại lý thu chuẩn bị hồ sơ gồm:
Lưu ý: Người tham gia cần xuất trình thêm thẻ căn cước công dân/ chứng minh thư để đối chiếu thông tin.
Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện
Để làm thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện người tham gia thực hiện theo trình tự các bước gồm:
Bước 1. Lập và nộp hồ sơ đăng ký mua
Hiện nay nhiều người tham gia băn khoăn không biết phải đăng ký mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu? Theo đó, người tham gia có thể lựa chọn lập và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc đóng trực tiếp cho Đại lý thu (có thể nộp tại UBND cấp phường/xã/thị trấn).
Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH:
Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu:
Đối với Đại lý thu: Trong trường hợp thực hiện giao dịch điện tử thì Đại lý thu lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I- VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I- VAN.
Bước 2: Nộp phí mua BHXH tự nguyện
Người tham gia có thể lựa một trong các cách đóng tiền sau:
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm: Sổ BHXH
Người tham gia có thể lựa chọn các phương thức nhận kết quả cụ thể như sau:
Sau khi nhận nhận sổ BHXH người lao động cần giữ và bảo quản sổ BHXH cẩn thận. Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ ghi lại thông tin tham gia BHXH của người lao động và là thành phần hồ sơ quan trọng để người lao động hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Chi tiết xin liên hệ: Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội